Chuyển đến nội dung chính

Rừng ơi!

 (TN&MT) - Sinh ra và lớn lên trên cánh đồng van vát miền Trung/ neo vào Trường Sơn để không trôi ra biển/ như chúng con/ neo vào mẹ để còn xứ sở... trong tôi còn đầy đặn những nồm nam xuôi ngược bể rừng.

Cơn gió ngược từ bể lên, cơn gió xuôi từ rừng xuống, một phía mênh mang, một phía điệp trùng, khi nóng bức, lúc dịu mát đã kiến tạo cho tôi lồng lộng một đất trời chứa chan hồi cảm. Bấy nhiêu mùa khô, mùa mưa đã đi qua tôi. Bấy nhiêu dấu tích hạn hán, mưa lũ, bão bùng còn ghi dấu trong tâm hồn mình.

Và, ở một góc ký ức cũ càng, rừng là miền xanh thắm vừa bí ẩn, vừa thân thuộc với tôi. Khi rừng tìm ra với biển, tôi có hai con đèo để gắn bó và thương nhớ trọn đời: đèo Ngang, đèo Lý Hoà. Đến tuổi trưởng thành, tôi tìm về tiếng ru à ơi của mẹ, run rẩy cất lên lời tri ân chân mộc: Sau lưng núi cao, trước mặt biển sâu/ mẹ hát bằng cây, mẹ ru bằng sóng/ mẹ mượn đèo Ngang buộc một đầu guốc võng/ cột gỗ nhà ta, một đầu võng kẽo cà... (thơ nguyễn Hữu Quý) Khi dải đất hẹp nhất nước có dãy Trường Sơn để neo bám vào, tôi được sở hữu lớp lớp đỉnh ngọn nhấp nhô yêu dấu thiêng liêng ở phía mặt trời lặn. Đấy là rừng. Một phần đất nước, quê hương. Một phần tôi.

Nguồn ảnh: Zing.vn

Rừng là tuổi thơ của tôi; những tán cây rậm rạp, những giọng chim giăng dệt, những lối gió âm u, những khép mở chưa bao giờ thấu tỏ hết. Còn đây thơm nhẹ nhàng hoa dẻ, thơm sốt sắng hoa chặc chìu. Còn đây ngọt dịu của sim, ngọt chát của muồng. Thời nhỏ đi trong rừng tôi vừa thích thú, vừa hồi hộp. Cái cảm giác đi vào chốn “cổ tích” cứ tràn ngập trong tôi. Nhắm mắt lại tôi hình dung, đi hết nẻo rừng líu lo chim hót này tôi sẽ gặp một lâu đài lộng lẫy nằm giữa hoa thơm cỏ lạ, có tiếng suối róc rách và những giọng cười trẻ con trong trẻo.

Với tuổi thơ, rừng không khác gì những câu chuyện cổ bắt đầu từ ngày xửa, ngày xưa vẫn thường hay được nghe bà kể. Cái câu Rừng vàng, biển bạc tôi từng nghe thời mới đi học cấp một. Có lẽ, lúc đó tôi chưa hiểu lắm ý nghĩa câu này nhưng rừng và biển đối với tôi đã vô cùng thân thuộc. Từ bé, tôi đã được ăn lộc rừng, lộc biển. Rừng, biển đã góp phần nuôi tôi lớn khôn, kể cả vóc dáng hình hài lẫn tinh thần, tâm hồn. Trong những trang viết của tôi chẳng mấy khi vắng rừng và biển. Những năm tháng lớn lên, rừng đã không còn được yên bình. Bom rơi, rất nhiều bom rơi trên dằng dặc Trường Sơn. Rừng bị cháy. Rừng bị đốn trụi. Rừng bị phát quang. Bởi hàng triệu tấn bom, chất hóa học của Mỹ. Sau này, tôi mới hiểu hết sự khốc liệt, những mất mát hy sinh của cuộc chiến. Mới biết đau sâu nỗi đau của rừng cũng như mới biết thế nào là khát vọng Trường Sơn.

Trải suốt dọc miền Trung và Tây Nguyên với chiều dài hàng nghìn cây số, mặt hướng về biển Đông ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, dải Trường Sơn hùng vĩ nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều núi cao, đèo sâu, sông suối và rừng thẳm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với các chiến trường khói lửa khác, Trường Sơn đã trở thành một trong những trận tuyến khốc liệt nhất, gian khổ nhất, là nơi thử thách ý chí và quyết tâm cao nhất của tuổi trẻ Việt Nam và của cả dân tộc ta trong chặng đường 30 năm chiến tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ đất nước, non sông.

Những năm tháng ấy, đại ngàn Trường Sơn ôm trọn trong lòng những đoàn quân trùng trùng, điệp điệp, súng trên vai, đôi dép lốp và một lý tưởng cao cả đi giải phóng miền Nam. Mỗi cánh rừng Trường Sơn đã chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của người chiến sĩ trên những nẻo đường hành quân. Và mỗi ngày, những người lính Cụ Hồ cũng chứng kiến biết bao đau thương mà rừng Trường Sơn phải gồng mình hứng chịu: Bom đạn của kẻ thù và các loại chất độc hóa học hủy diệt, mỗi ngày có đến hàng trăm cuộc oanh kích bằng máy bay của địch (kể cả máy bay        B-52), hàng ngàn tấn bom đạn được ném xuống. Nhưng kỳ lạ thay, kẻ thù vẫn không sao hủy diệt được Trường Sơn, lại càng không thể tiêu diệt được ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam. Với “đôi vai ngàn cân, đôi chân ngàn dặm” “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, địch phá, ta lại xây, địch đánh ngày, ta đi đêm, cây trụi lá, chồi non lại mọc… cả miền Nam, cả Trường Sơn là một chiến trường sôi sục, nóng bỏng. Trong những năm tháng gian khổ và hào hùng ấy, Trường Sơn như một biểu tượng của bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh.

Nói đến Trường Sơn không thể không nói tới con đường huyền thoại trong lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc ta - Đường Hồ Chí Minh. Vượt qua bao núi cao, rừng sâu, vượt qua bao thác ghềnh và muôn vàn khó khăn gian khổ, từ một tuyến đường mòn ban đầu trong lau lách của dải Trường Sơn hùng vĩ, đến Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 1975, con đường ấy đã phát triển thành 5 trục chính dọc Đông và Tây Trường Sơn và 21 đường nhánh ngang đi xuống vùng giáp ranh các mặt trận (với tổng chiều dài tới 16.000 km).

Kẻ thù đã dùng mọi phương kế hiểm độc, mọi phương tiện chiến tranh hiện đại và với mọi vũ khí tối tân nhất, tàn phá khốc liệt nhất để cố ngăn chặn, chia cắt, san bằng, hủy diệt Trường Sơn và cắt đứt con đường huyết mạch Trường Sơn, nhưng đều vô hiệu. Trường Sơn, dẫu hứng chịu đạn bom, chất độc da cam, vẫn xanh bất diệt, mãi mãi là huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và lịch sử Việt Nam...

Trường Sơn trong tôi là thế đấy; rừng trong tôi là thế đấy. Là máu. Là ký ức của dân tộc này. Giữ gìn rừng là giữ gìn ký ức dân tộc. Rừng là tài sản nhưng cũng là di sản. Bao nhiêu trầm tích lịch sử lưu dấu trong đó. Rừng như lá phổi xanh, như con đê ngăn lũ, như kho báu của đất nước. Thế mà xin hỏi, sau chiến tranh đã có mấy phần rừng bị chảy máu, bị triệt hạ, bị thiêu rụi bởi toan tính của con người. Có những người vì quyền lợi riêng đã tàn phá rừng không thương tiếc. Đốn chặt gỗ quý, khai thác khoáng sản, làm thủy điện, đốt rừng để canh tác vô tội vạ đã làm cho diện tích rừng bị co hẹp lại ghê gớm.

Đi dọc những quốc lộ trước đây hai bên bạt ngàn cây rừng, nay trơ trụi sườn đất lòng bỗng xót xa. Hẳn chưa ai quên những vụ phá rừng ở Tánh Linh, phá rừng ở Minh Hóa, Quảng Ninh (Quảng Bình) hay phá rừng nguyên sinh quy mô lớn xảy ra tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, Gia Lai… gần đây khiến Thủ tướng phải ra Chỉ thị đóng cửa rừng… Ai làm rừng biến mất? nếu như không phải con người. Ngay cái vụ cháy rừng ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) những năm trước cũng phát xuất từ việc đốt rác của một người dân. Nắng nóng lâu ngày, gió Lào thổi phần phật mà dám châm lửa đốt rác ngay dưới chân rừng. Chuyện gì đến sẽ đến. Lửa bén vào rừng, nhỏ rồi lớn, từ một chấm lửa mau chóng biến thành biển lửa đỏ rực một góc trời. Rừng trở thành nạn nhân từ sự bất cẩn của con người.

Chưa bao giờ tôi mong bình yên cho rừng như thế. Những cánh rừng tự nhiên tươi tốt. Những vạt rừng do con người trồng xanh tươi. Rừng sống bên người, người sống với rừng gần gũi và thân thiện. Cuộc sống chỉ bền vững khi con người biết hòa đồng, tôn trọng thiên nhiên. Mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân đúng với muôn đời; đó cũng là triết lý sống bất di bất dịch mà con người không được quên lãng. Giữ rừng đâu chỉ là giữ cho hôm nay mà giữ cho tương lai đấy chứ. Những thế hệ sau sẽ nghĩ gì khi non sông cha anh mình để lại hiu hắt bóng rừng. Con cháu ta sẽ tìm thấy ở đâu những cánh rừng từng che bộ đội, từng vây quân thù, những cánh rừng nguyên sinh quý báu, những thảm xanh huy hoàng phủ ba phần tư dải đất cong cong hình chữ S này. Nếu nạn phá rừng, đốt rừng không bị chặn đứng lại hôm nay. Ngay và luôn, không thể để chậm trễ hơn nữa, rừng đang cần con người chung tay bảo vệ. Bảo vệ rừng là bảo vệ chúng ta, ngay chính cuộc sống của dân tộc hôm nay và mai sau. Có đúng vậy không, rừng ơi!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu