Chuyển đến nội dung chính

Xuất khẩu đồ gỗ nội thất nhà bếp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 92,6%

 Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp ước tính đạt 136,3 triệu USD, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong tháng 2/2021 đạt 61,4 triệu USD, tăng 66,5% so với tháng 2/2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp ước đạt 136,3 triệu USD, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu gỗ
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất nhà bếp 2 tháng đầu năm 2021 tăng 92,6%

Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu vào khu vực nhà bếp. Riêng trong tháng 1/2021, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam đạt 74,88 triệu USD, tăng 120,9% so với tháng 1/2020.

Trong tháng 1/2021, đồ nội thất nhà bếp chủ yếu được xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ, chiếm 76,2% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của cả nước, đạt 57,04 triệu USD, tăng 180,2% so với tháng 1/2020. Nhu cầu tại thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng là động lực thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam trong năm 2021. Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới một số thị trường khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tháng 1/2021 như: thị trường Đài Loan tăng 411,4%; Australia tăng 214,9%; Trung Quốc tăng 8,9%; Pháp tăng 947,6%... so với tháng 1/2020.

Đối với thị trường Đan Mạch, Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 trong số các thị trường cung cấp ngoài khối cho thị trường này. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của Đan Mạch.

Theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), với mức tiêu thụ đồ nội thất tăng hơn 20% trong 5 năm qua, Đan Mạch là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ tốt nhất trong số các nước Tây Âu. Mức tiêu thụ đồ nội thất bình quân đầu người tương đối cao, đứng thứ 4 ở châu Âu. Tiêu thụ đồ nội thất được đáp ứng phần lớn nhờ nhập khẩu.

Đáng chú ý, trong khối Liên minh châu Âu (EU), Đan Mạch là 1 trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) thực thi giúp hàng hóa của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường Đan Mạch. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường này trong thời gian tới.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, Đan Mạch nhập khẩu chủ yếu mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ. Ba Lan, Thụy Điển và Trung Quốc là ba thị trường cung cấp chính mặt hàng này cho Đan Mạch. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ. Việt Nam là thị trường cung cấp ghế khung gỗ lớn thứ 4 cho Đan Mạch sau Ba Lan, Trung Quốc và Latvia.

Nguyễn Hạnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh