Chuyển đến nội dung chính

Kiên Giang cần khôi phục rừng ven biển, làm kè, tạo bãi bồi

 Cùng với đó là trồng cây phân tán ở các khu đô thị, khu công nghiệp, tuyến giao thông. Cây trồng phải là cây lâu năm, có tán tạo bóng mát, điều tiết khí hậu.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Ngày 19/3, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn dẫn đầu đến làm việc về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và các dự án lâm nghiệp tại tỉnh Kiên Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn tiếp và làm việc với đoàn.

Nguy cơ cháy rừng tăng cao

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh có diện tích quy hoạch lâm nghiệp 79.889 ha (chiến 12,58% diện tích tự nhiên). Diện tích đất có rừng hiện nay là 66.491 ha, diện tích có cây gỗ lớn trên đết khác 9.714 ha.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên 9/15 huyện, thành phố và đã được giao cho các chù thể quản lý, gồm 2 vườn quốc gia, 2 ban quản lý rừng, nông lâm trường… Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được các cơ quan chuyên môn, chủ rừng, địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả khá cao. Độ che phủ rừng của tỉnh tăng từ 8,58% năm 2015 lên 12% năm 2020.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác và ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang kiểm tra công trình kè chống sạt lở bờ biển tại khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác và ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang kiểm tra công trình kè chống sạt lở bờ biển tại khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nắng nóng và đang là cao điểm mùa khô nên nhiều diện tích rừng của Kiên Giang đang ở cấp cháy cục kỳ nguy hiểm (cấp 4, cấp 5). Nhất là đối với diện tích rừng sản xuất, tràm trên đất than bùn, rừng ở các đảo Phú Quốc, Kiên Hải…

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra 6 vụ cháy trên đất lâm nghiệp, chủ yếu là hiện trạng đồng cỏ, tràm tái sinh rải rác, tổng diện tích cháy là 8,9 ha.

Để chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa khô, các chủ rừng đã bơm 2,8 triệu m3 nước bổ sung vào các khu rừng tràm ở các huyện U Minh Thượng, Hòn Đất, Giang Thành. Đồng thời, cày ủi, phát dọn đường băng cản lửa với diện tích hàng trăm ha, dọn thực vật mặt kênh hơn 200 km.

Kiện toàn ban chỉ đạo và lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp. Bố trí 810 lực lượng/125 trạm, chốt trực 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, sẵn sàng trang thiết bị, lực lượng ứng trực theo phương châm “4 tại chỗ”.

Sạt lở bờ biển nghiêm trọng

Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km, từ Mũi Nai (TP Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (huyện An Minh, giáp tỉnh Cà Mau). Nhưng hiện nay có khoảng 80 km bờ biển đang bị sạt lở, có nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng. Trong đó, có nhiều đoạn sạt lở nguy hiểm, ăn sâu vào đất liền, đe dọa đời sống người dân và làm mất đất sản xuất. Các vị trí đã được UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công bố tình huống khẩn cấp, là: khu vực Mũi Rãnh (huyện An Biên), Xẻo Nhàu và vàm Kim Quy đến Tiểu Dừa (huyện An Minh).

Kiên Giang hiện có 80/200 km bờ biển đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, cần phải có công trình kè để bảo vệ nhưng mới chỉ có 30 km có kinh phí thực hiện. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang hiện có 80/200 km bờ biển đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, cần phải có công trình kè để bảo vệ nhưng mới chỉ có 30 km có kinh phí thực hiện. Ảnh: Trung Chánh.

Kết quả quan trắc của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các bãi bồi ven biển không ổn định và thay đổi theo từng năm. Hiện tượng bồi lở bờ biển diễn ra theo mùa, theo điều kiện thời tiết, cũng như dòng chảy các kênh thoát lũ ra biển Tây. Mặc dù có những đoạn được bồi đắp nhưng vẫn không đáng kể, tình hình sạt lở vẫn nhiều hơn là bồi tụ, ăn sâu vào chân đê biển.

Theo ông Dũng, với khoảng 80 km bờ biển đang bị sạt lở, kéo theo là cả 100 km đê biển và hàng ngàn ha rừng phòng ven biển bị cuốn trôi. Sạt lở đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, sinh kế của người dân ven biển.

Trong 80 km bờ biển của Kiên Giang đang bị sạt lở nghiệm trọng thì đã có một số khu vực được thực hiện kè bằng cọc bê tông hai hàng, thả đá hộc ở giữa để phá sóng, tạo bãi bồi phát triển rừng. Cụ thể như khu vực Mũi Rãnh (huyện An Biên), khu vực Xẻo Nhàu, vàm Kim Quy – Tiểu Dừa (huyện An Minh), với tổng chiều dài là 30 km đê kè.

Tại buổi làm việc, Kiên Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh nguồn vốn để triển khai 50 km kè bờ biển còn lại để bảo vệ đê, tạo bãi để phát triển rừng phòng hộ, với kinh phí khoảng 900 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển rừng bền vững, phát triển rừng kết hợp với du lịch sinh thái. Về bảo vệ rừng, hiện có 2 nhiệm vụ chính là chống lấn chiếm diện tích đất rừng, phá rừng và phòng chống cháy rừng.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Chánh.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn cho rằng, rừng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, Chính phủ đã quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, kiên quyết xử lý tình trạng phá rừng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn nữa.

Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, phát triển nông nghiệp, thủy sản… Vì vậy, Kiên Giang cần tập trung khôi phục, phục hồi rừng ven biển, làm kè, tạo bãi để trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ đê biển. Cùng với đó là trồng cây phân tán, tập trung trồng ở các khu đô thị, các khu công nghiệp và các tuyến đường giao thông. Cây trồng phải là cây lâu năm, cây có tán để tạo bóng mát, điều tiết khí hậu…

Hiện đang là cao điểm mùa khô nên phải tập trung cho công tác phòng chống cháy rừng, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu