Chuyển đến nội dung chính

Mùa xuân là Tết trồng cây

 “Chỉ khi nào cái cây cuối cùng bị đốn gục, con cá cuối cùng bị đánh bắt và dòng suối cuối cùng bị nhiễm độc, chúng ta mới nhận ra rằng tiền là thứ không thể ăn được”. Câu nói nổi tiếng của một thủ lĩnh da đỏ gần hai thế kỷ qua vẫn chưa bao giờ cũ và trở thành cách ngôn cho những người nhìn xa trông rộng.


 

 

Trong suốt những ngày tháng 10 và 11 của năm 2020 lịch sử, dân ta không chỉ bất an về đại dịch toàn cầu COVID-19 mà còn thót tim khi chứng kiến một seri lũ chồng lũ tấn công vào các tỉnh miền Trung. Trong lúc người Hà Nội đang đón chào một mùa thu vàng rượi thì ở rẻo đất hẹp nhất của hình chữ S, gần chục cơn bão nối tiếp khiến cho mực nước ở các tỉnh miền Trung dâng lên cao vượt mức các trận lũ lịch sử năm 1979 và 1999. Trong đau xót ấy, người ta đã kịp tức giận vì tấm lá chắn bảo vệ con người trước sự nổi giận của Mẹ Thiên nhiên là rừng đang ngày đêm bị phá hủy. Nạn “chảy máu” rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các dự án làm thủy điện, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp chiếm phần lớn diện tích rừng giảm, còn lại là phá rừng trái phép để lấy gỗ, lấy đất canh tác. Nhìn những súc gỗ khổng lồ bóng lộn được chạm trổ kỳ công thành những cột kèo, tường vách, giường tủ ở nơi này nơi kia, không ai là không cảm thấy chạnh lòng.


1. Chuyện đau lòng về những cánh rừng già Việt Nam lại làm tôi nhớ đến câu chuyện “Vì đâu mà người Nhật cơ bản chỉ ăn hải sản, hầu như không ăn thịt?”. Ấy là vì người dân Nhật Bản đã trải qua 1.200 năm... không được ăn thịt. Năm 675 sau Công nguyên, chứng kiến nhiều cánh rừng đã bị đốn hạ để làm cánh đồng và nơi chăn thả gia súc nên Thiên hoàng Tenmu đã ban bố một pháp lệnh có một không hai trong lịch sử lịch sử thế giới: Lệnh cấm ăn thịt và giết mổ gia súc trên toàn cõi Nhật Bản, trong danh mục cấm bao gồm cả ngựa, chó và khỉ. Lệnh cấm này có tính chất bắc cầu, bởi nếu không được ăn thịt, người ta cũng khỏi cần giết mổ gia súc. Mà đã không nuôi gia súc thì nơi chăn thả trở nên vô dụng, rừng vì thế sẽ được bảo toàn thay vì phá hủy để làm đất canh tác và trang trại. Lệnh cấm thịt trở nên hà khắc hơn cả vào thời kỳ Edo (1603-1867), tới mức người nào phát hiện ra vừa ăn thịt sẽ bị cấm túc ăn chay trong vòng 100 ngày. Người nào cả gan ngồi chung bàn với kẻ tội đồ đã từng phạm tội... ăn thịt cũng sẽ bị coi như tòng phạm, cấm túc 21 ngày. Người vô duyên hớ hênh không biết mà ngồi nhậu nhẹt với kẻ từng có bạn phạm tội ăn thịt thì bị phạt 7 ngày. Tất cả nhằm mục đích cô lập kẻ ăn thịt xấu xa. Con dân cả nước vì thế chỉ ăn cá tôm ngoài biển khơi chứ nhất định không được chạm tới thịt. Có nhẽ các Thiên hoàng thấy rằng, quản lý việc giết mổ gia súc dễ hơn ngồi canh người phá rừng chăng? Quả có vậy, nhiều tài liệu của ta đưa ra báo cáo rằng có những hộ dân mỗi đêm chỉ lén lút phá... 1m2 rừng. Người ta có thể chặn kiểm những xe vận chuyển lậu gỗ quý (nếu như họ thực sự muốn làm điều ấy), nhưng thực sự là một thử thách khi ngồi trông chừng từng mét vuông rừng đang ngày đêm bị phá hoại làm của riêng, cho tới khi hàng triệu mét vuông ấy bị chặt phá. Vào thế kỷ VII mà người Nhật đã quyết liệt bảo vệ rừng nhường ấy, tới mức sẵn sàng hy sinh khẩu vị ưa thích nhất của con người là thịt. Nhắc tới người Nhật, lại càng chạnh buồn mà nghĩ tới lễ hội hoa anh đào của họ.


Lễ hội hoa truyền thống của người Nhật (Hanami) thường diễn ra vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư. Khi ấy, anh đào nở rộ trắng trời tạo nên một khung cảnh kỳ ảo điểm tô cho mùa xuân đang dồi dào nhựa sống. Hanami được tạo thành từ hai từ “Hana” có nghĩa là “hoa” và “Mi” là “ngắm nhìn”. Như vậy, bản thân từ này đã mặc định hoa cỏ là chỉ để ngắm nhìn. Nhưng hỡi ôi, khi mang không khí hoa thiêng liêng đến Hà Nội vào mùa xuân 2008, người Nhật đã kinh hoàng chứng kiến những cánh hoa thanh khiết, mỏng manh, trong trắng được coi là quốc hoa của họ bỗng biến thành đồ vật của những hành vi man rợ là “cướp hoa”. Những cây anh đào uống sương đêm, ngậm ánh trời sau bao tháng ngày khó nhọc nở hoa đã cặm cụi nghìn trùng xa xôi tới Hà Nội, để rồi chỉ trong tích tắc đã bị cả đám đông xông vào bẻ cành, ngắt hoa một cách trắng trợn trước khi hỉ hả mang về nhà. Những cây anh đào lộng lẫy được các nghệ nhân Nhật Bản cần mẫn ngồi ghép từ 300 cành hoa phút chốc trơ trụi tận gốc, những gánh hoa trang trí yêu kiều bị nẫng cả gánh lẫn hoa, các chậu hoa bị giẫm nát trước cả khi kịp chờ khách đến thưởng thức, rồi đến các mannequin diện áo dài kết hoa rực rỡ cũng bị người thò tay vặt trụi hoa khiến các cô thành ra... trần như nhộng. Thảm quá, ban tổ chức đành phải cho người lấy tạm mấy mảnh vải xanh đỏ mà phủ kín những thân hình ấy lại, mà ví thử có khóc được vì tủi hổ thì mannequin cũng phải nhỏ nước mắt tới hết đêm. Hết nạc vạc đến xương, khách “thưởng hoa” Hanami sau rốt cũng cuỗm sạch cả đám anh đào giả. Rồi hoa lụa, đèn lồng treo cao cũng được người ta công kênh nhau lên mà bứt nốt. Hanami đã từng chu du khắp thế giới, được tôn vinh, ngưỡng mộ, thưởng lãm và bình yên ở Hoa Kỳ, Australia và Châu Âu, cho đến khi thảm thê ở xứ Việt.


Lễ hội hoa của năm sau đó rút kinh nghiệm, mỗi gốc cây cắt cử hẳn 5, 6 bảo vệ ngồi canh hoa, rồi có hẳn đội tình nguyện viên đông đảo hỗ trợ, thế mà cũng chẳng ăn thua mấy. Hoa sểnh ra là mất, bị ngắt. Nhiều khóm tulip giá vài triệu đồng cũng không cánh mà bay khiến chủ hoa chỉ còn nước bỗng dưng muốn khóc. Còn nhớ, có lần Công viên nước Hồ Tây thất thủ vì trót dại mở cửa miễn phí một ngày cho dân tình vô chơi, tạo nên cảnh tượng hỗn mang như “Tử chiến tường thành” của Trương Nghệ Mưu, thì cuối năm 2015, Thung lũng hoa Hồ Tây lại trót quên mà cũng mở cửa miễn phí một tuần. Hàng nghìn người ồ ạt đổ vào bẻ cành, ngắt hoa, giẫm nát để tạo dáng chụp ảnh khiến sau hai ngày chủ vườn chịu không nổi đã phải cho đóng cửa khu vườn tan hoang ấy lại. Đóng rồi mà người ta vẫn tiếc rẻ trèo rào vô để gỡ gạc. Dường như bất kỳ vườn hoa nào ở đất nước này cũng phải hốt hoảng trước những người “yêu hoa”. Các cánh đồng hoa tam giác mạch Hà Giang, dã quỳ Ba Vì (TP.Hà Nội), anh đào Tuyền Lâm (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)... đều trở nên căng thẳng mỗi khi mùa hoa về, các quý cô, quý bà ào tới để chụp ảnh. Đã chụp là phải có một ôm hoa trên tay. Hôm 3.12.2020, đồi chè Ô Long ở Sa Pa đã phải vội vàng đóng cửa sau khi cũng trót sai lầm mở cửa miễn phí cho khách vào chụp ảnh, bởi khách không những xả rác, bẻ cành mà còn... rung cây cho hoa rụng chi chít để chụp ảnh hoa rơi như phim ngôn tình!


2. Trên tờ Đông Dương tạp chí năm 1914, nhà văn Nguyễn Đỗ Mục cũng đã lên tiếng phàn nàn: “Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây. Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung, ai muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bày mươi cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả”.


Hơn một thế kỷ sau, căn bệnh ích kỷ thâm căn cố đế ấy chẳng những không thuyên giảm mà còn quy mô hơn. Quốc lộ 19 được đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng vừa khánh thành ở Bình Định hồi tháng 3.2020, chủ đầu tư đã trồng hơn 3 vạn cây hoa giấy để tạo mỹ quan cho 17km đường, nhưng đường sử dụng chưa được bao lâu thì người ta đã nhổ rễ tới hơn 3.000 cây hoa để... mang về nhà mình trồng. Thảm hoa đẹp đẽ trở thành nham nhở.


Hơn nửa thế kỷ sau “Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động, dường như có nhiều người đã quên mất cái tết xanh tươi ấy, trái lại, mỗi khắc giao thừa, người ta lại thi nhau bẻ lộc đến trơ cành, trụi lá. Dân ta dường yêu thích việc ngắt cành hơn là trồng cây. Của trời ơi tội gì không hái, không đốn!? Ý thức với thiên nhiên trở nên xa vời, xa lạ và xa xỉ. Cả dân lẫn quan, đôi khi khiến sự hái hoa, bẻ cành, chặt rừng, đốn gỗ bỗng thành tiện tay. Tết này bỗng chợt nhớ đôi câu mà hồi bé ta đã thuộc lòng, thuở mà mọi đứa trẻ đều còn tinh khôi, từ tâm và như hồ chưa lây nhiễm thói ích kỷ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.


DI LI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu