Chuyển đến nội dung chính

Cuộc chiến phủ lại rừng xanh - Kỳ 5: Những hạt giống 'nhiệm mầu' ở Brazil

 

TTO - 65 thành viên Phong trào Phụ nữ Yarang thuộc Hiệp hội Mạng lưới hạt giống Xingu đã kiên trì vào các khu rừng rậm quanh làng để thu gom hạt cây bản địa từ hơn 10 năm nay.

Cuộc chiến phủ lại rừng xanh - Kỳ 5: Những hạt giống nhiệm mầu ở Brazil - Ảnh 1.

Các phụ nữ nhóm Yarang vào rừng nhặt hạt cây - Ảnh: Instituto Socioambiental

Cứ mỗi buổi sáng, các bà các cô ở làng Moygu và làng Arayó thuộc khu bảo tồn Xingu tại bang Mato Grosso (Brazil) lại gom giỏ, túi, dao rựa, lấy nước và bánh beiju (bánh làm bằng bột khoai mì) rồi tập hợp lũ trẻ lại và theo lối mòn vào rừng.

Vào sâu trong rừng, họ tập trung dưới các tán cây rừng rậm rạp, dùng tay phủi lớp lá rụng tìm nhặt các loại hạt cây bản địa murici-da-mata, jatobá, leiteiro, carvoeiro, cafezinho do pasto, mamoninha, lobeira.

Giỏ đầy, họ rời khỏi rừng đến nhà hạt giống Phong trào Phụ nữ Yarang tọa lạc giữa hai làng. Tại đây họ dùng nia, rổ sàng sảy hạt cho sạch rồi phơi khô và bảo quản chờ mang đi bán.

Chúng tôi phải truyền dạy giá trị của hạt giống và giá trị của rừng.

MAGARÓ IKPENG

Nhặt từng hạt cây dưới tán rừng

65 thành viên Phong trào Phụ nữ Yarang thuộc Hiệp hội Mạng lưới hạt giống Xingu đã kiên trì vào các khu rừng rậm quanh làng để thu gom hạt cây bản địa từ hơn 10 năm nay. Các loại hạt rụng xuống đất vào nhiều thời điểm khác nhau nên công việc nhặt hạt cây của họ kéo dài quanh năm.

Tên Yarang của nhóm theo tiếng địa phương có nghĩa là kiến cắt lá.

Kore Ikpeng - một người trong nhóm - giải thích: "Chúng tôi làm việc như bầy kiến cắt lá, nghĩa là cùng làm việc, cùng thưởng thức hạt, đi lại trong rừng, thu lượm".

Các phụ nữ khu bảo tồn Xingu bán hạt giống cây bản địa đã thu nhặt cho các vườn ươm, các chủ đất ở vùng nông thôn và các tổ chức, cá nhân cần dùng để trồng lại những cánh rừng suy thoái ở đầu nguồn sông Xingu.

Những người cần hạt giống còn nhờ cậy họ hướng dẫn nên chọn hạt giống cây nào, cách trồng và dưỡng cây ra sao. Đến nay nhóm Yarang đã thu nhặt được 3,2 tấn hạt cây. Cả 1 triệu cây đã được trồng từ số hạt cây bản địa do nhóm thu nhặt.

Hiệp hội Mạng lưới hạt giống Xingu ra đời năm 2007 giữ vai trò quản lý và kinh doanh hạt giống cây bản địa của 15 nhóm với gần 600 người. Mạng lưới đã thu gom hơn 220 tấn hạt giống cây của 220 loài bản địa và hạt giống cây đã được trồng trên diện tích gần 6.000ha.

Trong thời gian đại dịch COVID-19, mạng lưới thông báo tạm dừng hoạt động thực địa để dân làng ai ở đâu thì ở đó tránh tiếp xúc với người khác.

Thông thường, công việc hằng ngày vào rừng nhặt hạt cây bản địa của nhóm Yarang kéo dài khoảng 6 tiếng. Ngoài thời gian này, các phụ nữ trong nhóm làm nhiều việc như bao phụ nữ khác là trồng trọt, bào rửa khoai mì, làm rượu beiju, nấu cơm, nướng cá và chăm sóc gia đình.

Công việc mang lại cho họ khoảng 20.000 USD thu nhập trực tiếp trong thập niên vừa qua.

Tuy nhiên họ làm việc không chỉ vì tiền. Dù lưu vực sông Xingu nằm ngoài khu bản địa Xingu nhưng con sông này lại chảy ngang qua làng họ sinh sống, do đó nạn phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Góp phần trồng lại rừng chính là bảo vệ nhà cửa của họ.

Dannyel Sá - cố vấn của Hiệp hội Mạng lưới hạt giống Xingu - giải thích trên trang web Mongabay (Mỹ): "Mục đích của nhóm Yarang là trồng lại rừng ven sông Xingu và phục hồi tài nguyên rừng. Điều quan trọng đối với họ là cải thiện chất lượng nước và đất, bảo vệ dòng sông khỏi bị phù sa vùi lấp, mang lại thêm nhiều cây trái hơn cho cá, động vật và đấu tranh chống biến đổi khí hậu".

Dannyel Sá ghi nhận: "Họ chính là những người bảo vệ đa dạng sinh học và tiếng mẹ đẻ của cộng đồng. Họ còn là đại sứ cho mảnh đất họ sinh sống".

Magaró Ikpeng đại diện cho nhóm Yarang khẳng định: "Chúng tôi phải truyền dạy giá trị của hạt giống và giá trị của rừng. Chúng tôi phải bảo đảm thế hệ đời cháu chúng tôi có tương lai. Bạn sẽ chỉ đánh giá cao rừng nếu bạn xem rừng như cái gì đó tốt đẹp. Bằng như bạn xem rừng không có ý nghĩa thì rừng cũng không còn giá trị".

Cuộc chiến phủ lại rừng xanh - Kỳ 5: Những hạt giống nhiệm mầu ở Brazil - Ảnh 3.

Chuyên gia phục hồi thảo nguyên Alexandre Sampaio - Ảnh: Daniel Vieira

Trồng cỏ chứ không phải trồng cây

Cách đây 6 năm, khi kiến ​​trúc sư cảnh quan Mariana Siqueira chuyển từ Rio đến thủ đô Brasília, cô nhận ra mình đang sống giữa vùng sinh thái thảo nguyên (cerrado) lớn nhất thế giới và phong phú nhất thế giới về đa dạng sinh học (chiếm khoảng 5% đa dạng sinh học của thế giới), thế nhưng lại có nhiều thực vật và động vật đang biến mất nhanh chóng.

Đến khi khách hàng yêu cầu cô thiết kế một khu vườn trồng thực vật bản địa cerrado, cô đã bị sốc khi biết các vườn ươm giống cây hầu như chỉ tập trung vào các loài thực vật ngoại lai. Không còn vườn ươm nào trồng cỏ và cây bụi bản địa cerrado.

Mariana Siqueira cảnh báo: "Quần xã sinh vật cerrado không chỉ bị nông nghiệp, khai thác mỏ và chăn nuôi gia súc đe dọa mà còn đương đầu với mối đe dọa khác lớn hơn là mọi người cứ muốn trồng cây khắp nơi như thể chỉ có cây và rừng mới là biểu tượng tối cao của tự nhiên". Sai lầm khoa học nghiêm trọng này đang được nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Restaura Cerrado điều chỉnh.

Restaura Cerrado là tổ chức hợp tác của Viện Bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes (ICMBio) với Đại học Brasília và Mạng lưới hạt giống Cerrado và Embrapa (doanh nghiệp nghiên cứu nông nghiệp và chăn nuôi). Nhóm nghiên cứu muốn chứng minh phục hồi hệ sinh thái cerrado không nhất thiết phải trồng cây mà chỉ cần trồng cỏ.

Khu vực cerrado rộng khoảng 2 triệu km2, chiếm hơn 20% diện tích Brazil. Khác với tán rừng tươi tốt Amazon, 70% lượng carbon của khu vực được lưu trữ trong hệ thống rễ sâu và rối của các thảm cỏ vàng, cây héo úa và cây bụi thân gỗ mọc trên cerrado, vì vậy cerrado còn mang biệt danh "rừng dưới lòng đất".

Trước nay tại Brazil, các dự án phục hồi sinh thái và thiết kế cảnh quan chỉ chú ý trồng cây mà không quan tâm gì đến các loại cỏ và cây bụi đặc trưng của vùng thảo nguyên. Từ năm 2010, Alexandre Sampaio và kỹ sư lâm nghiệp Daniel Vieira tham gia dự án Restaura Cerrado đã thử nghiệm trồng cỏ bản địa.

Trong những năm đầu, họ quan sát cách thức tầng cây thân thảo bản địa hình thành, cách kiểm soát và ngăn chặn các loài cỏ xâm hại. Họ nhận ra để ngăn chặn các loài ngoại lai xâm lấn, cần phải dọn sạch đất và gieo thật nhiều loài cỏ bản địa tăng trưởng nhanh. Kỹ thuật mới đã giúp tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển tốt.

Cơ hội áp dụng nghiên cứu nêu trên vào thực tế đã đến vào năm 2015 khi Công ty truyền tải điện Norte Brasil Transmissora de Energia ký hợp đồng với công viên quốc gia Chapada dos Veadeiros khôi phục 100ha đất suy thoái trong dự án xây dựng đường dây điện qua các bang.

Công viên quốc gia đã yêu cầu phải phục hồi thảm thực vật bản địa cerrado và áp dụng kỹ thuật mới của tổ chức Restaura Cerrado. Người của công ty điện lực ngỡ ngàng không hiểu vì sao lại trồng cỏ chứ không phải trồng cây.

Để có đủ hạt giống cỏ bản địa phục hồi 100ha, tổ chức Restaura Cerrado đã tập huấn cho 40 gia đình cách chuẩn bị hạt giống cỏ. Sau đó, nhu cầu hạt giống cỏ bản địa lớn đến nỗi đã có nhiều công ty giống cỏ ra đời.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy nền kinh tế phục hồi hạt giống bản địa ở Brazil có thể tạo ra 146 triệu USD mỗi năm và sử dụng tới 57.000 lao động.

Điều đáng nói là đến nay các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các công ty trên thế giới vẫn tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến trồng cây mà ít chú ý đến trồng cỏ để phục hồi hệ sinh thái thảo nguyên.

Dù vậy, chuyên gia Alexandre Sampaio vẫn lạc quan rằng thế giới đang học cách đánh giá cao loại quần xã sinh vật độc đáo này. Trên thực tế, một số địa phương ở Brazil như quận liên bang Brazil đã làm thí điểm chỉ đạo các khu vực trước đây có cỏ phải trồng lại bằng cỏ bản địa thay vì trồng cây hoặc thực vật ngoại lai.

Kỳ tới: Trồng rừng chỉ bằng... con dao bỏ túi

Ông Tony Rinaudo đã phổ biến kỹ thuật trồng lại rừng bằng cách dưỡng chồi non từ gốc cây bị chặt. Phương pháp tái sinh rừng tự nhiên này rẻ tiền, hiệu quả và chỉ cần một con dao xếp bỏ túi.

Cuộc chiến phủ lại rừng xanh - Kỳ 4: Giao lưỡi cưa hay giao đất rừng cho cộng đồng?Cuộc chiến phủ lại rừng xanh - Kỳ 4: Giao lưỡi cưa hay giao đất rừng cho cộng đồng?

TTO - Rừng Indonesia chiếm khoảng 2% độ che phủ rừng thế giới (gần 92 triệu ha). Trước đây "xứ sở vạn đảo" thường được nhắc đến với nạn phá rừng để sản xuất dầu cọ và khai thác gỗ xuất khẩu.

HOÀNG DUY LONG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về Gỗ trinh nam Trung Quốc – giá trị kinh tế cao

Cây Trinh nam (danh pháp khoa học: Phoebe zhennan; Trung văn gọi là nam mộc (楠木), nam thụ (楠樹/楠树), trinh nam (楨楠/桢楠)) là một loài thực vật thuộc họ Lauraceae. Đây là loài đặc hữu của Trung Quốc. Chúng hiện đang bị đe dọa mất môi trường sống. Nó được văn bản của phía Trung Quốc (văn bản tôi đang sử dụng là bia đá dựng vào những năm đầu thế kỉ 17) ghi là chữ Nam 楠. Chữ này có hai bộ phận: bộ mộc 木 chỉ cây, chữ nam 南 có ý chỉ là đến từ phương nam hay mọc ở phương nam. Phương nam ở đây là chỉ cả miền nam Trung Quốc ngày nay, nước Việt Nam, vùng Đông Nam Á rộng lớn. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-go-trinh-nam/ Sách Bản thảo cương mục cũng ghi nhận nó là cây của phương nam. Đây là loại cây cho gỗ chắc, thớ mịn, rất tuyệt cho các kiến trúc gỗ như đình, chùa, và dinh thự, vì kị mối mọt. Gỗ của cây trinh nam vốn rất đắt đỏ, chỉ có các hoàng đế Trung Hoa mới có khả năng sở hữu. Theo sử sách, gỗ trinh nam từng được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành và để làm ngai vàng, đồ nội