Chuyển đến nội dung chính

Cô gái Dao Tuyển và hành trình cứu rừng xanh

 (VTC News) - 

Qùy khóc đến chai sần đầu gối xin bố mẹ đừng gả chồng mà hãy cho con đến trường, cô gái người Dao Tuyển nhận ra đi học là con đường duy nhất có thể thoát nghèo.

Chảo Thị Yến (SN 1990, ở xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vượt qua định kiến, theo đuổi học vấn và trở thành cô gái Dao Tuyển đầu tiên của một xã biên giới Việt Trung nhận học bổng du học Đức. Câu chuyện của cô đã truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh người đồng bào dân tộc thiểu số quyết tâm theo con đường học hành.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần II tổ chức trong tháng 12/2020, câu chuyện Chảo Yến đi học được vinh danh là câu chuyện truyền cảm hứng của năm.

Quỳ khóc xin bố mẹ hủy hôn, cho đi học

Chảo Thị Yến là con thứ ba trong gia đình cô có 4 anh chị em ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mới 3 tuổi, Yến cùng mẹ lên rẫy từ sớm tinh mơ đến tối mịt mới về. Lớn hơn chút, Yến ở nhà trông nom con gà, lợn. Khát, Yến uống nước suối; đói thì hái lá rừng ăn kèm với muối trắng.

Bà nội thường ôm Yến vào lòng vỗ về: “Mày sống được đến giờ đúng là kỳ tích vì ăn lung tung bao nhiêu lá, may mà không ăn phải lá ngón”. Mỗi lần bà nói thế, mẹ Yến lại rơm rớm nước mắt.

Lớn lên giữa núi đồi hoang sơ, Yến thường nhìn về hướng xa xa và thắc mắc: “Bên ngoài những dãy núi bên kia điều gì đang chờ đợi những người nghèo như mình”. Khi biết đó là con đường duy nhất để đến trường, Yến mong một ngày nào đó được vượt qua dãy núi của thôn bản.

Thế nhưng, trong suy nghĩ của người dân khi đó, học hành không dành cho con gái. Ở bản, nhiều người lập gia đình khi vừa bước qua ngưỡng tuổi 14, 15.

Yến may mắn được bố mẹ cho đi học. Hàng ngày, bất kể thời tiết nắng nóng đổ lửa hay rét căm căm, Yến vẫn cơm nắm, muối trắng đi bộ đến trường. Vượt qua bao khó khăn, suốt 9 năm liên tiếp, Yến luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, trở thành niềm tự hào của gia đình.

Học hết lớp 9, bố trở bệnh nặng, kinh tế gia đình khó khăn, Yến xin nghỉ học trong nước mắt tuôn rơi. Những ngày sau đó, em đi làm thuê, lên nương rẫy lao động cùng gia đình.

Nếm trải sự cực khổ, Yến càng mong quay về với trường lớp. Không ngày nào là em không nhắc đến việc đi học.

Cô gái Dao Tuyển và hành trình cứu rừng xanh  - 1

Chảo Thị Yến là nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số tự tin theo đuổi con đường học tập. (Ảnh: V.N)

Thời gian sau, gia đình thông báo Yến sẽ lấy chồng. Yến gục ngã vì giấc mơ đến trường tiêu tan. Một đám hỉ theo phong tục người Dao “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” sắp diễn ra. Yến không biết mặt chồng ra sao nhưng tục lệ bao đời vẫn vậy. Phận con gái chỉ biết nghe lời.

Trước ngày lấy chồng một tháng, đêm nào, Yến cũng vào phòng cha mẹ quỳ xuống và khóc. Yến xin cha mẹ hủy hôn để cô có thể tiếp tục được đi học. Thấy con gái như vậy, cha mẹ Yến mủi lòng. Gia đình gánh nợ hủy hôn, Yến nung nấu thêm quyết tâm đi học.

Biết được ước mơ cháy bỏng đó của Yến, thầy Bùi Chí Thành, giáo viên cấp 2, không quản đường sá khó khăn, liên tục đến nhà thuyết phục bố mẹ cho Yến đi học.

Cuối cùng, Yến được đi học cấp 3. Hàng xóm biết chuyện, có người nói: “Nhà đã nghèo, không biết khổ còn cho con đi học. Con gái thì chỉ đi lấy chồng làm kinh tế, đi học làm gì”. Nghe vậy, Yến chỉ cười: “Đường ngược chiều bao giờ cũng khó hơn xuôi chiều mà”.

Nhận học bổng 50.000 USD

Hết cấp ba, Yến thi vào khoa Quản lý rừng, Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) với mong muốn sẽ làm kiểm lâm bảo vệ rừng, ngăn cho cây trồng không bị chặt phá bừa bãi.

Về lý do lựa chọn ngành học, Yến chia sẻ, năm 2008 huyện Bát Xát hứng chịu một trận lũ lịch sử. Trong chớp mắt, lũ cuốn phăng 16 nóc nhà, 21 người trôi mất tích.

Ngày đó, Yến đang là học sinh của trường THPT Bát Xát 2. Xem tivi, Yến cho rằng chính con người phá hết rừng nên lũ mới hoành hành như vậy.

Ngày nhỏ tôi cứ nghĩ rừng hiển nhiên phải phục vụ con người. Nhà hết củi, tôi  vào rừng lấy. Nhà hết lương thực, tôi vào rừng tìm. Nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về rừng, không những thế, nó cũng làm thay đổi con đường đi của tôi sau này”, Yến nói. Đó cũng là lý do Yến thay đổi ước mơ giáo viên để lựa chọn học ngành quản lý rừng.

Năm 2010, Yến khăn gói nhập học đại học. Nhìn bạn bè có người thân cùng tới trường, Yến có chút chạnh lòng vì một thân một mình từ bản làng xuống Thủ đô. Hành trang của cô chỉ vỏn vẹn chiếc cặp của trường THPT số 2 Bát Xát, bên trong là mấy bộ quần áo đã cũ. Số tiền học phí ít ỏi được bố mẹ dặn cất giữ cẩn thận.

Cô gái Dao Tuyển và hành trình cứu rừng xanh  - 2

Bằng nghị lực phi thường Chảo Thị Yến giành được học bổng 50.000 USD, trở thành cô gái Dao Tuyển đầu tiên du học nước ngoài. (Ảnh: NVCC)

Vào đại học, Yến gánh trên vai áp lực của sự nghèo khó và mặc cảm. Nhà nghèo, Yến đi học nhờ sự nhường nhịn của chị em và những đồng tiền làm thuê của bố mẹ.

Vì thế ngoài giờ học, ngày nào Yến cũng lọ mọ đi làm thêm đến tối mịt mới về. Cô nữ sinh làm đủ nghề, nào là rửa bát, phục vụ hàng ăn, bán quần áo cho đến phụ hồ…không việc gì mà Yến chưa từng trải qua.

Năm đầu tiên, Yến từng nghĩ buông tất cả, việc học đã vất, làm thêm cũng choán gần hết thời gian nghỉ ngơi. Yến nhận ra, con đường duy nhất thoát nghèo với mình là học thật tốt. Em cũng nhận ra muốn thoát khỏi những dãy núi quê hương để vươn ra thế giới, tiếng Anh chính là chìa khóa.

Hết kỳ một, Yến quyết định nộp đơn vào hệ tiên tiến để nâng cao trình độ. Vừa đủ điểm đỗ, nhưng vào học, Yến gần như tách biệt bởi khả năng tiếng Anh kém, không hiểu được bài giảng của cô.

Đường ngược chiều mà tôi chọn là con đường học vấn với ước mơ cháy bỏng có thể thắp sáng mảnh đời của những đứa bé người Dao Tuyển như tôi bằng con chữ”

Chảo Thị Yến

Nhưng đó là động lực để Yến nỗ lực học ngày học đêm. Từ năm thứ 3, kỳ nào Yến cũng giành học bổng cho sinh viên xuất sắc. Điểm khóa luận tốt nghiệp em cao thứ 2 toàn khóa, điểm tổng kết chung xếp thứ 3 toàn khóa.

Tốt nghiệp tháng 12/2014, nhờ vốn tiếng Anh tốt, Yến làm phiên dịch cho một công ty may, rồi làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở Lào Cai. Thế nhưng, giấc mơ làm cán bộ quản lý rừng ngày nào vẫn còn nguyên đó.

Bằng nỗ lực và khát khao cháy bỏng, một bước ngoặt mở ra cũng là bước tiến cho ước mơ bảo vệ rừng quê hương của Chảo Thị Yến. Yến nhận được học bổng của chương trình Sufonama, theo học thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Đại học Gottingen (CHLB Đức) trong vòng 2 năm trị giá 47.000 Euro (khoảng 50.000 USD).

Trước ngày lên đường sang Đức du học, căn nhà của Chảo Yến tấp nập dân bản đến chúc mừng. Yến đã phá bỏ định kiến, trở thành người Dao Tuyển đầu tiên của một xã biên giới Việt - Trung đỗ đại học, rồi đi du học.

Cô gái Dao Tuyển và hành trình cứu rừng xanh  - 3

Mong ước của Yến là có thể giúp được nhiều hơn nữa các em học sinh dân tộc thiểu số được đến trường. (Ảnh: V.N)

Mong trẻ vùng cao đi “đường ngược chiều”

Sau khi hoàn thành việc học, Chảo Yến không lựa chọn ở lại Đức mà quyết tâm về Việt Nam hoàn thành ước mơ bấy lâu. Cô trở thành nhân viên của Trung tâm Thiên nhiên và Con người, một tổ chức phi chính phủ với nhiều dự án bảo vệ, cải tạo rừng.

Yến nhận bản thân thành công trên con đường học hành còn thoát nghèo thì chưa. Với Yến thoát nghèo là phải giúp đỡ được nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có kế sinh nhai bền vững. Trẻ em không ai phải bỏ dở việc học suốt 3 năm để rồi sau đó phải vật lộn với bao thử thách để được đi học trở lại như Yến ngày xưa.

Cuối tháng 3/2020, Yến xuất bản cuốn sách “Đường ngược chiều” kể về quãng thời gian vượt khó đi học, giành học bổng của Đức.

“Tôi cũng không thể nào quên những ngày quỳ khóc đến chai sạn đầu gối xin bố mẹ đừng gả tôi đi lấy chồng. Khát khao được đi học luôn cháy bỏng trong trái tim tôi. Và tôi nhận ra rằng, đi học là con đường duy nhất tôi có thể thoát nghèo.

Ai đó từng nói, con đường dễ dàng là con đường xuống dốc. Nhưng đối với tôi, con đường tôi lựa chọn là con đường ngược chiều. Con đường này đi ngược lại những định kiến, hủ tục đã ăn sâu vào trong nếp suy nghĩ của người dân quê tôi. Đường ngược chiều mà tôi chọn là con đường học vấn với ước mơ cháy bỏng có thể thắp sáng mảnh đời của những đứa bé người Dao Tuyển như tôi bằng con chữ”, Yến viết trong sách về cuộc đời của bản thân.

Câu chuyện của Chảo Yến cũng trở thành niềm cảm hứng của nhiều bạn nữ người dân tộc thiểu số, thôi thúc các em đi học thay vì ở nhà làm nương rẫy, lấy chồng sớm. Yến mong mọi người ở quê hương hãy xóa bỏ suy nghĩ tư tưởng cũ, hãy đi học để biết thế giới rộng lớn thế nào.

VŨ NINH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu