Chuyển đến nội dung chính

75 năm bảo vệ “rừng vàng”

 75 năm qua, ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ buổi đầu thành lập nước, Đảng và Chính phủ đã đề cao việc bảo vệ, phát triển rừng. Tết trồng cây được Bác Hồ phát động là một trong những phong trào hiệu quả để phát triển rừng trong nhiều thập niên qua.

Chặng đường bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng

Cách đây 75 năm, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 1.12.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 69 thành lập Bộ Canh Nông. Cũng trong ngày này, Bộ Canh Nông đã ban hành Nghị định số 01 về tổ chức Bộ Canh Nông, trong đó quy định nhiệm vụ của Nha Lâm chính "Làm các việc hành chính và chuyên môn về rừng rú và săn bắn" - đây là sự kiện lịch sử đánh dấu sự hình thành của ngành Lâm nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 12.3.1954, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 366/TTg quy định việc trồng cây gây rừng, chính sách sử dụng đất công thổ vào mục đích trồng cây gây rừng, chính sách sử dụng đất công thổ vào mục đích trồng rừng và chính sách hưởng lợi “Ai gây rừng thì được quyền hưởng hoa lợi về cây cối đã trồng”... Giai đoạn 1955-1975, quan điểm, định hướng của Đảng và Chính phủ về phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn này được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ 14, Khóa II ngày 27.11.1958 là “Phải có những quy định toàn diện về bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, khai thác rừng... Ngành Lâm nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan như Quốc phòng, Thủy lợi, Giao thông, Bưu điện... để tiến hành điều tra rừng, xây dựng quy hoạch toàn diện về kinh doanh, quản lý rừng”...

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), thực hiện lời dạy của Bác Hồ “vì lợi ích mười năm trồng cây”, để chỉ đạo nhân dân thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, ngày 12.12.1959, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 443-TTg về việc tổ chức Tết trồng cây năm 1960, nêu rõ các nội dung về nhận thức tư tưởng, công tác tổ chức và lãnh đạo cần phải làm để thực hiện kết quả Tết trồng cây lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 6.1.1960 đến ngày 6.2.1960. Ngoài 130 triệu cây đã ghi trong kế hoạch trồng cây gây rừng năm 1960, Chỉ thị giao: “Tổng số cây trồng riêng cho Tết trồng cây năm 1960 là 15 triệu cây”, bao gồm các loại cây lấy gỗ, cây lấy củi, cây cho dầu nhựa, cây lấy sợi, cây ăn quả lâu năm, cây có bóng mát, cây phòng hộ trang trí (Thủ tướng Chính phủ, 1959)... Mùa xuân 1960, nhân dân cả nước đã phấn khởi thực hiện Tết trồng cây do Bác Hồ phát động và tại Hà Nội, Tết trồng cây đầu tiên được tổ chức tại Công viên Thống Nhất. Tại đây, ngày 11.1.1960, Bác Hồ đã trồng cây đa, mở đầu Tết trồng cây đầu tiên và nhân rộng phong trào trong các xí nghiệp, ban, ngành và nhân dân cả nước.

Trong Tết trồng cây này, riêng khu sông Nhuệ ở Hà Nội đã trồng được 120.000 cây, các địa phương khác như Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Khu tự trị Tây Bắc đã trồng được hàng triệu cây và chuẩn bị được nhiều vườn ươm, hạt giống để thực hiện Tết trồng cây. "Tết Kỷ Dậu năm 1969, Bác Hồ đã đi trồng cây ở xã Vật Lại (Ba Vì-Hà Tây cũ). Đây là cây đa cuối cùng Người đã trồng trước khi vĩnh biệt đi xa” - Thứ trưởng Hà Công Tuấn chùng giọng chia sẻ.

Theo Bộ NNPTNT, giai đoạn 1976-1995, cả nước khôi phục sản xuất sau chiến tranh, thời kỳ này, diện tích rừng đã giảm thấp nhất trong lịch sử. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo chủ trương đổi mới quản lý ngành Lâm nghiệp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế để tập trung khôi phục trồng rừng.

Từ khi đổi mới đến nay, ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ngành Lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Năm 2019, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 11,3 tỉ USD; năm 2020 dự kiến đạt 13 tỉ USD, chiếm 2,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và chiếm trên 26% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 Châu Á và đứng thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Hiện sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

"Diện tích rừng cả nước về cơ bản đã tăng đều qua các năm và đạt tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc 42% vào năm 2020, hoàn thành chỉ tiêu cơ bản được Nghị quyết của Đảng xác định. Việt Nam là một trong số rất ít nước có tốc độ tăng diện tích rừng ổn định và nhanh trên thế giới. Đóng cửa khai thác gỗ toàn bộ 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng rừng, hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha, rừng phòng hộ trên 4,6 triệu ha" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn chia sẻ.

Lợi ích kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường sống

Tết trồng cây mà Bác Hồ phát động là một sáng kiến to lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, trở thành một phong trào sâu rộng thực sự đi vào cuộc sống và cùng với thời gian đã hình thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và có thể kéo dài hàng trăm năm sau nữa. Trải qua hơn nửa thế kỷ thực hiện Tết trồng cây, nhân dân ta đã tạo thêm màu xanh bao la theo chiều dài đất nước. Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát riển rừng (BVPTR) giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, hàng năm cả nước trồng trên 50 triệu cây phân tán. Tết trồng cây phân tán đã trồng được hơn 2 tỉ cây xanh ổn định trên khắp các làng mạc, thành phố, tạo thêm màu xanh, cải thiện môi trường sống và tạo nguồn cung cấp gỗ, lâm sản cho nhu cầu của nhân dân cả nước.

“Từ 1986 đến nay, không chỉ diện tích rừng tăng, nâng tỉ lệ che phủ rừng, mà chất lượng rừng cũng được cải thiện rõ rệt qua trữ lượng rừng. Từ trữ lượng rừng trồng tăng từ 14 triệu mét khối gỗ vào năm 1995 lên 259,2 triệu mét khối gỗ vào năm 2020, gấp 18,5 lần mà chủ yếu rừng trồng sản xuất là một trong những kết quả ấn tượng nhất trong 20 năm qua” - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị phấn khởi thông tin.

Phát huy hiệu quả kinh tế từ rừng - khát vọng đổi mới và tăng trưởng

Theo Bộ NNPTNT, từ năm 2019, diện tích rừng cả nước là 14.609.220ha với tỉ lệ che phủ là 41,89%, bao gồm rừng tự nhiên là 10.292.434ha; rừng trồng là 4.316.786ha. Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp cũng chua chát thừa nhận: Trong tổng số đó, có tới 35% diện tích là rừng nghèo kiệt. Diện tích đất rừng chưa sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả lên tới 2.993.692ha đang được giao cho UBND cấp xã quản lý, sẽ tiếp tục được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để tất cả diện tích rừng đều có chủ hoặc cho thuê sử dụng có hiệu quả; phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản việc giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, đảm bảo đủ điều kiện và nguồn lực để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển với khí thế và nguồn lực dồi dào hơn bao giờ hết. Ngành Lâm nghiệp đặt mục tiêu duy trì tỉ lệ che phủ rừng ở 42%; tập trung nuôi dưỡng, phục hồi làm giàu rừng tự nhiên, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng tăng 20% vào năm 2025, 40% vào năm 2030 so với hiện nay; đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ lâm sản khoảng 40 triệu mét khối vào năm 2025, 50 triệu mét khối vào năm 2030, chủ động cho công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 20 tỉ USD vào năm 2025 và 25 tỉ USD vào năm 2030.

KHÁNH VŨ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu