Chuyển đến nội dung chính

Về Hải Dương ngắm rừng phong chùa Thanh Mai rực rỡ trong nắng đông

 Rừng phong lá đỏ Hải Dương từ lâu đã là một trong những rừng phong hiếm hoi trong cả nước. Vì vậy những ngày cuối năm, nơi nay thu hút một lượng không nhỏ du khách đến ghé thăm, vãn cảnh chùa và ngắm rừng phong rực rỡ trong nắng đông.

 Ảnh minh họa

Xem Video: Đeo biển cho những cây gỗ quý trong rừng đặc dụng Phong Quang

XEM VIDEO CLIP:
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Đeo biển cho những cây gỗ quý trong rừng đặc dụng Phong Quang

Poland aero
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Mox Player

Rừng phong lá đỏ Hải Dương từ lâu đã là một trong những rừng phong hiếm hoi trong cả nước. Vì vậy những ngày cuối năm, nơi nay thu hút một lượng không nhỏ du khách đến ghé thăm, vãn cảnh chùa và ngắm rừng phong rực rỡ trong nắng đông.
Về Hải Dương ngắm rừng phong chùa Thanh Mai rực rỡ trong nắng đông

Với nhiều người, khái niệm lá phong đỏ gắn liền với những nước xứ lạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước phương Tây. Nhưng ít ai biết rằng không xa Hà Nội cũng có một rừng phong đang dần đổi màu trong những ngày nắng đông rực rỡ. Đó là rừng phong chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Từ lâu, chùa Thanh Mai vẫn được biết đến là ngôi chùa linh thiêng của thiền phái Trúc Lâm tọa lạc trên núi Tam Ban. Ngôi chùa cổ kính không chỉ tĩnh mịch mà còn vô cùng nổi tiếng bởi khi mùa đông đến, những cây phong trong khuôn viên chùa và trên núi Tam Ban đổi màu, tạo một cảnh tượng hiếm có khó tìm ở Việt Nam.

Với những gốc cây phong cổ thụ 2-3 người ôm, chùa Thanh Mai những ngày lá đổ như được phủ một lớp màu mới. Những cây phong có kích thước nhỏ hơn mọc rất nhiều trên đỉnh núi Tam Ban và phía nam chùa Thanh Mai. Một điều kì lạ những ngọn núi xung quanh lại không hề có.

Những ngày này là thời điểm lá phong chuyển sang màu đỏ và kéo dài đến khoảng tháng 1 năm sau. Mặc dù do đặc điểm khí hậu nên lá phong ở đây không nhiều và đồng loạt đỏ rực như thường thấy ở Nhật Bản mà chỉ lác đác biến sắc rồi rụng nhưng cũng đủ khiến người ta mê mẩn. Đặc biệt với ánh nắng rực rỡ của những ngày đông như thế này và màu xanh ngắt của đất trời lại càng khiến rừng phong nơi này càng thêm độc đáo.

Những chiếc lá phong cuống dài, xẻ ba thùy với mép răng cưa rụng xuống có thể là món quà độc đáo để bạn nhặt về và dành tặng bạn bè, người thân.

Với vị trí không quá xa Hà Nội, rừng phong chùa Thanh Mai là địa điểm thích hợp cho cuối tuần để dạo chơi, vãng cảnh chùa và ngắm rừng phong đẹp mắt. Các sư thầy và người trông coi trong chùa cũng rất nhiệt tình hướng dẫn khách đến đây tham quan. Nếu thích, bạn có thể rủ bạn bè tổ chức một chuyến picnic cuối tuần sau cánh rừng rộng phía sau chùa. Nhưng cần lưu ý rằng dù sao đây cũng là chùa chiền nên cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh đun nấu để phòng hỏa hoạn.  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh