Chuyển đến nội dung chính

“Lão tướng” oai phong, giữ mênh mông rừng săng lẻ!

 Cụ Vi Chính Nghĩa thì đã an lạc bay về trời. Nhưng một tượng đài về tình yêu rừng của lão tướng bất khuất vác AK bảo vệ các tàng cây cổ thụ… thì mãi còn đó

Vi Chính Nghĩa - “Lão tướng” oai phong, giữ mênh mông rừng săng lẻ
Ông Vi Chính Nghĩa bên cánh rừng săng lẻ huyền thoại

Vương quốc săng lẻ hàng trăm tuổi tồn tại như một giấc mơ êm

“Hồi đầu, tôi xách nồi niêu ra giữ rừng, bà ấy và đàn con 7 đứa, đứa nào cũng phản đối. Họ cãi, rồi họ khóc, họ bảo bố không cho phá rừng là bố chặt cái cần câu cơm của nhiều người, người ta giết bố mất”, “thần rừng” Vi Chính Nghĩa (nguyên Bí thư huyện ủy Tương Dương, Nghệ An) kể với tôi những điều da diết. Lần nào đi qua con đường quốc lộ 7 xuyên qua mênh mông rừng săng lẻ cổ thụ nằm giữa hai huyện Con Cuông và Tương Dương, tôi đều thổn thức nghĩ đến một huyền thoại giữ rừng như thế.

Một lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đưa tôi qua khu vực rừng săng lẻ, tâm sự: Chính nhờ ông già ngoài 80 tuổi, mắt mờ chân chậm này mà hơn 80ha rừng săng lẻ hàng trăm năm tuổi rợp bóng suốt mấy cây số dọc quốc lộ 7 vẫn được giữ đến hôm nay. Ông già ấy đã giữ cánh rừng săng lẻ suốt mấy thập niên để nó trở thành nơi dừng chân của khách qua lại.

Ông Nghĩa có lẽ là người đầu tiên thấy bức xúc trong việc cứu cánh rừng săng lẻ tuyệt đẹp này, từ hồi ông còn đang làm Bí thư Huyện ủy Tương Dương. Ngày ấy, ông Bí thư nhảy chồm chồm lên khi thấy người ta đang tâm hạ sát các cây săng lẻ quý. Cái thời người ta còn khen thưởng cho mấy bác phá rừng khai thác gỗ làm kinh tế thì việc ông Bí thư Huyện ủy đòi giữ rừng săng lẻ kia bị coi là hâm, là gàn.

Thậm chí, sau này, khi chính ông ấy quay ra trồng rừng và lại được phong tặng danh hiệu anh hùng lần thứ hai do thành tích trồng rừng, người ta mới giật mình thấy ông Vi Chính Nghĩa “nhìn xa trông rộng”. Cái giật mình ấy giúp chúng ta còn lại được 80ha rừng săng lẻ già, như một “di tích” chứng minh cho sự giàu có của trập trùng rừng núi miền Tây xứ Nghệ ngày xưa.

Ông Nghĩa chậm rãi kể: “Bấy giờ, người miền Tây xa xôi chúng tôi nghèo khó lắm, làm gì có ai được đi xe và được nói micrô như bây giờ. 18 tuổi, tôi tham gia du kích địa phương, rồi chống phỉ rất hăng. Rồi tôi được bầu vào ban hướng dẫn sản xuất của Ban Cán sự miền Tây (đại ý thế). Cuối những năm 40, đầu những năm 50 (của thế kỷ XX), tôi tham gia làm lục sự ở tòa án; đến năm 1952, bấy giờ hình như cũng chưa gọi là Huyện ủy đâu, tôi được điều sang bên Đảng của huyện làm nhiệm vụ. Một đồng chí ở huyện ủy gọi tôi sang bảo: “Em chịu khó làm Bí thư (huyện ủy) nhé”. Tôi trả lời: “Em nỏ (không) làm được mô (đâu)”.

Vi Chính Nghĩa - “Lão tướng” oai phong, giữ mênh mông rừng săng lẻ 1
Ông Vi Chính Nghĩa

Chả cãi được, năm 1961, “trúng” Bí thư Huyện ủy Tương Dương, tôi lo lắng đi tìm tất cả các tài liệu. Suốt ba tháng trời, đừng có nói chuyện tôi được ngủ tí nào. Nhưng rồi bà con và anh em động viên, tôi cũng làm được. Từ năm 1960 – 1961, tôi đã đòi phải khoanh vùng rừng săng lẻ quý này vào để có kế hoạch bảo vệ. Thật ra, cần nói thẳng đây không phải là khu rừng nguyên sinh, bởi nó nằm ven quốc lộ thì rất khó giữ được nguyên vẹn. Rừng này chỉ có tuổi độ vài trăm năm đổ lại, như thế là quý lắm rồi.

Ngày tôi đang làm Bí thư Huyện ủy, tôi thấy lâm trường người ta khoanh rừng lại rồi cưa gỗ, chở gỗ rầm rầm, tôi đau quá. Tôi đề nghị phải bảo vệ cánh rừng huyền thoại này, không ai ủng hộ tôi cả. Tôi cứ lầm lũi làm, tôi đòi khoanh lại ít nhất là 75ha. Tôi yêu cầu hợp tác xã phải bảo vệ cánh rừng này, tuyệt đối không cho khai thác. Rừng sẽ khoanh theo hai rông (sườn) núi.

 Thế nhưng, sau đó tôi lại được điều ra tỉnh làm lãnh đạo, thế là rừng bị bỏ bẵng một thời gian. Gìn vàng giữ ngọc mãi, cuối cùng bà con đói khổ và những kẻ hám lợi cũng lại xông  vào tận cánh rừng này để tàn sát săng lẻ và các loài gỗ quý. Đau quá. May mắn là dần dà chính quyền địa phương cũng kịp nhận ra vẻ đẹp không đâu có được của khu rừng săng lẻ hàng trăm năm tuổi này. Các anh ấy họp lại bàn: “Giừ (giờ) thì ai coi được rừng săng lẻ đây?”. Họ nhớ đến tôi, tôi nặng lòng với hai rông núi, tôi lại là người gốc ở xã này, ông Bí thư Đảng ủy xã đưa cả cán bộ đến “nhờ”: “Giừ nhờ anh coi giúp cái rừng ni (này)”.

Hơn 60 tuổi, lại thấy cảnh phá rừng bát nháo, tôi đã nản lắm rồi. Tôi nói với các anh ấy, thực tâm tôi muốn giữ rừng ni từ mấy chục năm trước, các anh cũng biết rồi, giừ được giao coi rừng thì còn gì bằng. Nhưng tôi nghĩ rằng, để công việc của tôi có hiệu quả thì các anh phải xử lý nghiêm khắc những kẻ đang phá rừng để làm gương cho kẻ khác đã. Một loạt đối tượng bị bắt giữ, xử lý, phạt hành chính trong chiến dịch truy quét quyết liệt do hạt kiểm lâm phối hợp với công an huyện và các ngành liên quan thực hiện. Thế là cứu được rừng săng lẻ rồi, tôi bỏ nhà ra giữa rừng này dựng lều ở.

Tôi cần một khẩu AK và 10 viên đạn

Tôi nói với các cán bộ: “Giừ tôi nỏ có chi cả. Tôi 65 tuổi đầu, chỉ có hai bàn tay trắng. Anh làm thủ tục giao cho tôi một khẩu súng AK với 10 viên đạn. Lúc tôi trả lại súng thì vẫn còn đủ cả 10 viên đạn, nỏ có bắn ai mô. Tôi già quá rồi chỉ cầm súng cho nó có uy thêm một tí, cho nó sợ tôi thêm một tí thôi .

Vi Chính Nghĩa - “Lão tướng” oai phong, giữ mênh mông rừng săng lẻ 2
Ông Vi Chính Nghĩa là một tượng đài về tình yêu rừng

Không cho người ta vào rừng đẵn gỗ kiếm ăn, người ta oán lắm, người ta nghĩ, ở rừng mà không dựa vào rừng thì biết dựa vào đâu. Mình ngăn là mình cướp mất niêu cơm của người ta. Đã có lúc xảy ra to tiếng, tôi bắt giữ một anh cưa gỗ, anh ấy bảo:

– Rừng của anh à mà anh giữ?

Tôi bảo:

– Thế có phải rừng của anh không mà anh chặt?

Anh ta trợn mắt:

– Rừng của dân, cả làng đều được chặt, tôi là người trong làng.

Tôi bảo:

– Của dân thì cả dân cùng lấy, mần chi anh lấy?

Tôi cáu tôi nói thế thôi. Nhưng rồi tôi cũng nói rất thật tâm nguyện của mình với anh ấy:

– Anh nói thế, tôi cũng đau lòng lắm. Tôi tình nguyện giữ rừng là giữ cho tất cả mọi người. Nếu anh chặt rừng thì chỉ được chặt một lần rồi rừng mất vĩnh viễn. Còn giữ lại rừng thì cả người dân ở cuối dòng sông Lam này, cả dân Tương Dương ta cùng được rừng chở che. Hơn thế, mãi mãi anh vẫn được vào rừng lấy củi, lấy măng, lấy nấm. Thế là rừng sinh lợi chứ.

Đều đặn hằng ngày tôi đi tuần rừng, tối thiểu mỗi lần phải tốn 5 tiếng đồng hồ đi bộ, đi từ mờ sáng đến 12 giờ trưa thì lếch thếch bò về từ rông núi. Lúc ấy bà lão dọn bữa cơm rau muối ra là vừa đẹp! Tôi cứ như con cú vọ gác ở cửa rừng này, ai đi qua, ai cầm cưa chặt gỗ, ai đi đốt tổ ong, ai phá rừng nào tôi biết hết”.

Câu chuyện tình nguyện giữ rừng của ông già Vi Chính Nghĩa đẹp như một huyền thoại. Nhưng rồi, sau ba chầu rượu, chúng tôi đành phải buồn rầu leo ngược các rông núi nghe những tiếng thở dài của cụ già Bí thư Huyện ủy cũ. “Sang năm, tôi sẽ trả lại cánh rừng này cho Nhà nước. Bởi có nhiều người họ không yêu rừng như tôi và anh đâu, người ta cứ mặc kệ, người ta yêu cái khác. Và người ta đã làm khó, làm khổ cho tôi. Tôi một mình, yếu sức quá rồi, mà cứ lọm khọm giữ rừng thế này rồi cũng chẳng để làm gì.

Tôi chết đi liệu rừng có mất không? Nếu rừng cũng tan tác khi tôi về với ông bà ông vải thì bây giờ tôi giữ rừng để làm gì? Hằng ngày, vô số các cháu học sinh sinh viên nô nức đến đây dã ngoại, cắm trại; đặc biệt là khách Tây, đến đây họ cứ mê ly đi. Còn người đi đường 7 thì ai cũng dừng lại đây chơi với tôi. Người ta đến, người ta ước ao có dự án làm đường vào rừng để người ta có thể tham quan, mỗi lần như thế tôi lại thấy buồn buồn, lo lo”, có lần ông Nghĩa đã nói với tôi như vậy…

Vừa rồi, tôi trở lại con đường quốc lộ 7 đèo dốc mấy trăm cây dọc miền Tây xứ Nghệ , lại xuyên qua các tán rừng cổ thụ ngày càng tươi đẹp hơn của sơn cước Tương Dương, thấy đám trẻ hú hít lên, hít vồng căng lồng ngực với một thế giới xanh mát diệu kỳ của thiên nhiên. Tuy nhiên, cụ Vi Chính Nghĩa thì đã an lạc bay về trời. Nhưng! Một tượng đài về tình yêu rừng của một lão tướng bất khuất vác AK bảo vệ các tàng cây cổ thụ… thì vẫn còn mãi đó.

Trần Quân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu