Chuyển đến nội dung chính

Dưới tán rừng Mù Cang Chải: [Bài I] Xanh lại những cánh rừng

 Ba mươi năm trước, Mù Cang Chải được mệnh danh là chảo lửa cháy rừng. Sau nhiều thập kỷ giữ rừng và trồng rừng, cuộc sống dưới tán rừng đã nhiều đổi thay…

Rừng nuôi ruộng, ruộng nuôi rừng. Ảnh: Thái Sinh.

Rừng nuôi ruộng, ruộng nuôi rừng. Ảnh: Thái Sinh.

Mù Cang Chải nằm chon von trên thượng nguồn dòng Nậm Kim, nơi được gọi là cổng trời Tây Bắc, một huyện vùng cao khó khăn bậc nhất tỉnh Yên Bái.

Tôi trở lại Mù Cang Chải lần này bắt đầu vào mùa khô, đấy là khi lúa mùa đã gặt xong gió Lào thổi ràn rạt trên các sườn núi suốt sáu tháng dài dằng dặc, cây cỏ tơ tớp chỉ cần một que diêm đủ đốt cháy cả cánh rừng hàng tháng trời.

Những người trồng rừng Mù Cang Chải còn nhớ mùa khô năm 1980, một trận cháy rừng khủng khiếp diễn ra vào đầu tháng 4.

Lửa đốt nương tràn qua đường gianh cản lửa bén vào khu rừng thông Nả Háng Tâu, lửa cháy rất mạnh và lan ra rất nhanh, chỉ trong chốc lát vòng cung lửa đã thít ngang núi, gió càng làm cho ngọn lửa bốc cao hơn, giống như con trăn lửa quăng mình từ trên sườn núi xuống rồi lại từ lòng thung vượt lên như muốn nuốt chửng lấy cánh rừng thông hình tháp.

Nữ y tá của lâm trường Púng Luông chị Phạm Thị Tiến vừa sinh con được hơn một tháng không thể ngồi yên khi thấy rừng đang bốc cháy dữ dội, chi vội quấn đứa con đặt xuống giường rồi lao theo mọi người lên rừng dập lửa.

Một trận gió xoáy bốc cả một mảng cỏ tranh đang ngùn ngụt cháy quăng lên sườn núi phía sau chị, luồng gió bị hai sườn núi ép lại thổi bùng ngọn lửa bốc cao tạo ra một đám cháy lớn khác.

Chi mải mê dập lửa nên không biết lửa đang quây quanh mình, đôi chân của người phụ nữ mới sinh suốt mấy tiếng đồng hồ chạy dập lửa trên các triền núi lúc ấy đã kiệt sức không thể nào đứng lên nổi, sóng lửa trùm lên nuốt chửng lấy toàn thân chị.

Tới tận nửa đêm ngọn lửa cháy rừng mới tắt, gần 100ha rừng thông bản Nả Hang Tâu và Mí Háng Tâu bị lửa thiêu trụi cùng với người phụ nữ hơn ba mươi tuổi nằm lại với cánh rừng.

Rừng trồng Mù Cang Chải. Ảnh: Thái Sinh.

Rừng trồng Mù Cang Chải. Ảnh: Thái Sinh.

Nhắc lại một chuyện đau buồn 40 năm trước để nhớ lại một thời rừng Mù Cang Chải bị đốt phá không thương tiếc, hàng ngàn ha rừng đã biến khỏi mặt đất sau những mùa làm nương rẫy.

Còn hôm nay lên Mù Cang Chải là bạt ngàn rừng thông, lâm trường Púng Luông được đổi tên là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải bao gồm cả lâm trường Văn Chấn được giao quản lý 63.220ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 53.098ha rừng, gồm: Rừng tự nhiên 38.940ha, rừng trồng 14.158ha.

Đây là nơi dự trữ sinh quyển và nguồn nước cung cấp cho sông Đà, Nậm Mu, Nậm Kim, Ngòi Hút, Nậm Tha… nơi đặt nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn Hòa Bình, Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Kim, Khao Mang Thượng, Khao Mang Hạ, Hồ Bốn, Hút I, Hút II, Nậm Chiến (Sơn La)… và các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ.

Cuộc sống của người dân dưới tán rừng cũng đã căn bản thay đổi, tôi từng theo cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải Vàng A Rùa lên rừng Nậm Khắt. Rùa cho biết khu vực rừng xã Nậm Khắt có 4.627,9ha, được chia cho 9 nhóm hộ cư trú theo thôn bản.

Tất cả 4.627,9ha đều được giao khoán cho 967 hộ, hộ nhận nhiều nhất 10ha. Thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi ha người dân được thực nhận 720.000, nhiều hộ mỗi năm thu cả chục triệu đồng, chính vì thế rừng được bảo vệ tốt hơn.

Ngô lúa đầy nhà bà Mùa Thị May. Ảnh: Thái Sinh.

Ngô lúa đầy nhà bà Mùa Thị May. Ảnh: Thái Sinh.

Thào A Của, trưởng bản Nả Khắt dẫn tôi tới khu rừng giáp ranh với tỉnh Sơn La, nơi đây 20 năm trước rừng bị cháy liên miên. Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải tiến hành trồng và giao khoán cho 108 hộ dân, chăm sóc 296,5ha rừng tự nhiên, 389,9ha rừng trồng. Của cho biết đã hơn 10 năm nay khu vực bản Nà Khắt không xảy ra một trận cháy rừng nào.

Chiều trên núi nắng vàng như mật ong, nhưng rất lạnh, Trang A Páo cán bộ Ban quản lý rừng dẫn tôi lên khu rừng trên đỉnh núi xã Nậm Khắt giáp với khu rừng xã Nậm Chiến tỉnh Sơn La. Đây là khu rừng tái sinh đã nhiều năm bị cháy nằm trên độ cao gần hai ngàn mét, nên cây rừng phát triển rất chậm, cây to nhất cũng chỉ bằng bắp đùi, lùn tịt rêu phong từ gốc đến ngọn.

Rừng nơi đây quanh năm mây phủ, lại gió thổi liên miên suốt năm suốt tháng nên cây rừng không thể lớn được với gió. Vào mùa khô cây rừng xơ xác gặp lửa là cháy.

Rừng trên đỉnh núi đã cháy thì không thể nào dập nổi, trước đây rừng bị cháy thì cháy đến khi nào cháy hết mới thôi, còn bây giờ nếu rừng bị cháy thì người ta phải huy động lực lượng cả xã, thập chí nhiều xã cùng phát đường gianh cản lửa dài vài cây số để khống chế ngọn lửa không cho lan ra các khu rừng bên cạnh.

Rừng Nậm Khắt khi đã giao cho người dân thì rừng đó được bảo vệ nghiêm ngặt, lũ trẻ chăn trâu cũng ý thức bảo vệ rừng.

Trên đường xuống núi chúng tôi gặp Lý Là Sử người dân thôn Nậm Khắt cùng vợ đang dồn quả sơn tra vào hai cái bao tải lớn. Hỏi ra mới biết gia đình ông nhận bảo vệ khu rừng này, diện tích bao nhiêu ha thì ông lắc đầu không biết, ông chỉ về phía sườn núi mây mù đang kéo xuống bảo tôi: Rừng nhà mình bảo vệ đến tận kia đấy, mỗi năm được nhà nước cho gần mười triệu không nhớ đâu…

Lý Là Sử thồ sơn tra từ rừng xuống. Ảnh: Thái Sinh.

Lý Là Sử thồ sơn tra từ rừng xuống. Ảnh: Thái Sinh.

Trang A Páo nhẩm tính: Như vậy gia đình ông Sử bảo vệ trên 10ha. Tôi nhìn lên khu rừng nhà ông Sử có rất nhiều cây sơn tra, đã cuối mùa thu hoạch nhưng trên cây còn rất nhiều quả.

Hóa ra năm nay giá sơn tra thấp quá, những năm trước đây giá sơn tra 5.000 - 7.000 đồng/kg, có năm bán được 10.000 đồng/kg, còn năm nay đầu mùa bán được 3 - 4 nghìn, hiện chỉ bán được 2 nghìn, thành ra bà con để sơn tra rụng đầy gốc.

Ông Sử bảo: Úi, những năm trước nhà mình bán 4 - 5 tấn được bảy hay tám triệu đấy. Hôm nay thiếu tiền uống rượu mình mới lên rừng nhặt quả về bán lấy tiền mua rượu thôi…Nói rồi ông Sử cười tít mắt: Tối nay cán bộ về nhà mình uống rượu nhé.

Ở trên núi nắng tắt là trời tối rất nhanh, thoáng cái những đám mây mù từ trong các hẻm núi đùn ra như khói, chả mấy chốc toàn bộ cánh rừng chìm trong màn mây mù đặc quánh.

Trên đường xuống núi tôi thấy một ngôi nhà rất đẹp, nên bảo Trang A Páo rẽ vào chơi. Đây là ngôi nhà của gia đình bà Mùa Thị May, quanh nhà treo đầy ngô. Người Mông khi thu hoạch ngô về họ buộc thành túm treo trên xà nhà vừa để khô, khi nào dùng đến họ mới mang xuống cho vào máy tẽ  hạt.

Người Mông trên Mù Cang Chải trước đây họ ăn ngô là chính, ngô được xay nhỏ rồi đồ lên gọi là mèn mén. Bây giờ không mấy nhà ăn mèn mén như trước đây, họ đủ lúa gạo ăn quanh năm.

Ngô dùng cho chăn nuôi, chỉ ngày lễ, ngày tết họ mới làm mèn mén để cúng tổ tiên và ăn chơi cho đỡ nhớ món ăn đã gắn với nhiều thế hệ cha ông.

Tôi chỉ những bao lúa xếp thành đống ngoài hè hỏi bà May: Năm nay nhà mình thu được mấy chục bao thóc? Bà May bảo: Lúa được 38 bao, ngô 40 bao cũng đủ ăn mà…

Tôi hỏi lúa trồng ở đâu mà được nhiều vậy? Bà chỉ về phía cánh rừng sau nhà: Ruộng nhà mình ở dưới kia… Trang A Páo giải thích: Trên núi cao này, người dân xã Nậm Khắt mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa và trồng một vụ ngô. Trước đây rừng bị phá, không có nguồn nước, nên cày bừa trông vào nước trời, bây giờ rừng được bảo vệ nên nước dồi dào bà con luôn được mùa…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu