Tử Cấm Thành là một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới. Loại gỗ thần kỳ "trường kỷ không mục nát" nào đã làm nên "kỳ tích" trường tồn theo thời gian của một trong năm cung điện lớn nhất thế giới?
Cố Cung là hoàng cung vào thời nhà Minh và nhà Thanh, tiền thân là Tử Cấm Thành. Vào thời điểm đó, đây là một quần thể các công trình kiến trúc chỉ dùng để làm nơi thượng triều của hoàng đế và nơi ở trong hậu cung của các vị vua. Tử cấm thành tọa lạc ngay giữa trục trung tâm của Bắc Kinh và là tinh hoa của kiến trúc cung điện cổ đại Trung Quốc. Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có 3 đại điện lớn chính, có diện tích 720.000 mét vuông, diện tích xây dựng khoảng 150.000 mét vuông, hơn 70 cung điện lớn nhỏ, và hơn 9.000 ngôi nhà. Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới, và được biết đến là cung điện đầu tiên trong năm cung điện lớn trên thế giới.
Tử Cấm Thành từ thời nhà Minh
Việc xây dựng Tử Cấm Thành bắt đầu vào năm Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) lấy Cố Cung ở Nam Kinh làm cơ sở xây dựng và được hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ mười tám (1420). Nó là một nội thành thu nhỏ hình chữ nhật với chiều dài 961 mét từ bắc xuống nam và rộng 753 mét từ đông sang tây, được bao quanh bởi một bức tường cao 10 mét ở tất cả các mặt và một hào rộng 52 mét bên ngoài thành. Các công trình kiến trúc trong Tử Cấm Thành được chia thành hai phần: ngoại triều và nội đình. Phần trung tâm của Ngoại triều là Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, và Bảo Hòa điện, gọi chung là tam đại điện, là nơi tổ chức các nghi lễ lớn của quốc gia. Trung tâm của nội đình là Càn Thanh Cung, Giao Thái điện, Khôn Ninh cung, gọi chung là hậu tam cung, cũng là chính cung nơi hoàng đế và hoàng hậu sinh sống.
Thời Minh Thành Tông tại vị, Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng, lúc đầu, kiến trúc và quy cách dựa trên Tử Cấm Thành ở Nam Kinh. Để tìm được gỗ xây dựng, rất nhiều quan viên đã được cử đi để giám sát việc khai thác gỗ. Tứ Xuyên, Hồ Guảng, Giang Tây, Triết Giang, Sơn Tây, Vân Quý, Giao Chỉ (nay chính là Việt Nam) … Nhưng nơi này đều là những nơi cung cấp nguồn gỗ quan trọng cho Tử Cấm Thành.
Từ rừng sâu núi cao tới Bắc Kinh
Về việc tại sao gỗ trong Tử Cấm Thành không thối rữa mục nát, các chuyên gia đã từng đính chính rằng, không phải những thân gỗ này không mục nát mà là không dễ dàng mục nát. Lấy gỗ trinh nam làm ví dụ, loại gỗ này rất cứng và không dễ mục, cổ nhân đã từng có định nghĩa về loại gỗ này "nước không thể ngấm, kiến không thể đục lỗ". Một số chuyên gia còn đưa ra ví dụ rằng rất nhiều loại quan tài cổ đại làm bằng gỗ trinh nam khi được khai quật vẫn còn rất chắc chắn sau cả trăm năm khi ra khỏi lòng đất.
Ngoài chất lượng gỗ tốt, việc gỗ không bị hư hỏng còn liên quan đến vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành nằm ở phía bắc, khô và lạnh, số lượng côn trùng ăn gỗ tương đối ít.
Ngày nay, phương pháp phòng chống mọt gỗ thường được sử dụng là sơn, nhiều đồ gỗ trong Tử Cấm Thành được phủ một lớp sơn mài lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống mọt và chống ăn mòn ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành rất tốt, tốt hơn nhiều thành phố bây giờ, chưa từng xảy ra lũ lụt, các bức tường trong cung được trang bị lỗ thông gió, có vai trò ngăn ẩm rất lớn.
Tổng kết lại, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 600 năm và không có ghi chép nào về sự mục nát của gỗ, tuy nhiên, loại hình xa hoa được xây dựng vào thời đó rất hiếm trong lịch sử nên ở một chừng mực nào đó, có thể nói Tử Cấm Thành không thể "sao chép".
Nhận xét
Đăng nhận xét