Chuyển đến nội dung chính

'Hợp tác xã là chìa khóa cho việc ứng dụng khoa học vào nông nghiệp'

Chiều nay (6/11), các thành viên Chính phủ và người đứng đầu các Bộ, ngành tiếp tục trả lời những vấn đề nóng xã hội quan tâm và được Đại biểu Quốc hội nêu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường: Cả ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải quyết tâm hơn để thúc đẩy hiệu quả từ mô hình hợp tác xã.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường: Cả ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải quyết tâm hơn để thúc đẩy hiệu quả từ mô hình hợp tác xã.

Chiều 6/10, đại biểu Bố Thị Xuân Linh, đoàn Bình Thuận đặt câu hỏi liên quan việc đưa giải pháp công nghệ vào nông nghiệp để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tập trung và hiệu quả.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất đang gặp vướng mắc then chốt là nền nông nghiệp vẫn phần lớn dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ với 8,6 triệu hộ và hàng chục triệu mảnh ruộng.

Ông cũng khẳng định có giải pháp cho vấn đề này, cụ thể là không gì bằng tổ chức liên kết các hộ sản xuất, hình thành các hợp tác xã, từ đó liên kết với các doanh nghiệp để hình thành nền nông nghiệp tuần hoàn, khép kín để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có công nghiệp chế biến và có tổ chức thị trường.

Trên thực tế, do ý thức được vấn đề này nên Quốc hội đã có Luật Hợp tác xã mới và giao chỉ tiêu đến năm 2020 phải phấn đấu có 15.000 hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả và có chính sách khuyến khích để ra đời được nhiều doanh nghiệp trong khu vực này.

“Đến thời điểm này, chúng ta đã có 16.500 hợp tác xã, trong 4 năm vừa qua, chúng ta đã tăng được 3 lần số doanh nghiệp đã cùng với các hợp tác xã làm hạt nhân liên kết, hình thành những vùng sản xuất lớn, tương đối tập trung”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh cả ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải quyết tâm hơn để thúc đẩy hiệu quả từ mô hình hợp tác xã.

Đối với Bình Thuận, Bộ trưởng cho biết đã hình thành được vùng thanh long 28.000 ha, Bộ NN-PTNT đã làm việc để đưa một số doanh nghiệp vào kết hợp cùng với tỉnh.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho răng con số này còn ít, sắp tới phải tăng cường thêm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Rừng còn quan trọng hơn cả trời!"

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Sau khi nghe chia sẻ của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Nếu đại biểu lắng nghe thì tôi không nói rằng là “thủy điện là nguyên nhân hay thủy điện không là nguyên nhân (gây những vụ sạt lở ở miền Trung - PV) mà tôi nói rằng con người là nguyên nhân”.

Nhiều quốc gia văn minh như Na Uy rất nhiều thủy điện. Nhưng họ dựa trên thế năng tự nhiên. Còn khi chúng ta tận dụng mọi cơ hội, và chúng ta chấp nhận mất rừng, thì khi đó là nguyên nhân từ con người.

“Đại biểu nói với tôi rừng quan trọng như thế nào là do ông trời? Tôi nghĩ rằng rừng còn quan trọng hơn cả trời. Vì tôi thở không khí từ việc cây rừng lọc khí CO2 và nhả khí O2 cho tôi thở. Rừng là nơi cung cấp 70% các tài nguyên cho cuộc sống của con người. Rừng là những gì hết sức thiêng liêng, rừng sinh thủy, rừng chứa chúng ta và trong chiến tranh thì rừng che bộ đội”, ông Hà nói.

Bởi vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, “thủy điện không phải là nguyên nhân mà thủy điện là hậu quả do chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không dựa vào quy luật tự nhiên”. Và việc này chúng ta có thể khắc phục được.

Vấn đề thứ hai, mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện. Mất rừng còn là do chúng ta có tư duy sai trái. Chẳng hạn trong nhà dùng toàn đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã,...

Từ góc độ này, với tư cách là cơ quan quản lý tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với Bộ NN-PTNT và Quốc hội rà soát từng mét vuông đất chuyển từ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng, những nơi nào không còn rừng nhưng chức năng của nó là phòng hộ và bảo vệ con người thì chúng ta phải phục hồi lại rừng. Và phải phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất là rừng tự nhiên.

'Phá rừng đúng quy trình' thông qua các dự án thì phải chỉ mặt đặt tên ai?

Đại biểu Ksor H’ Bơ Khăp (Gia Lai) băn khoăn chuyện 'phá rừng đúng quy trình' thông qua các dự án.

Đại biểu Ksor H’ Bơ Khăp (Gia Lai) băn khoăn chuyện "phá rừng đúng quy trình" thông qua các dự án.

Đại biểu Ksor H’ Bơ Khăp (Gia Lai) đặt vấn đề Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói “thủy điện không có lỗi trong những vụ sạt lở ở miền Trung những ngày qua mà là do trời mưa, địa chất bị đứt gãy”.

Nữ đại biểu hỏi: Vậy Bộ trưởng cho biết thời gian tới Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng phát triển thủy điện nhỏ đúng không? Và theo Bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam?

Bà tiếp tục đặt câu hỏi: “Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?”

Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp xúc động và trân trọng trước trăn trở của Thủ tướng, rằng “Tây Nguyên không thể trở thành sa mạc mà phải phủ rừng xanh bạt ngàn. Do đó phải xem xét vấn đề xây dựng thủy điện nhỏ để hạn chế vấn đề phá rừng”.

Bà đặt câu hỏi với Thủ tướng: “Việc 'phá rừng đúng quy trình' thông qua các dự án thì phải chỉ mặt điểm tên cá nhân, tổ chức nào hay cứ bảo do Quốc hội bấm nút là được? Thủ tướng có ủng hộ văn hóa từ chức không? Công tác cán bộ của ta nên đưa vấn đề này vào chưa?”

Chỉ số khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai vẫn trên 60%

Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) hỏi về các giải pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện để giảm thiểu, giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) hỏi về các giải pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện để giảm thiểu, giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) hỏi Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện nghị quyết của Quốc hội giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài liên quan đến đất đai.

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: “Vấn đề khiếu nại tố cáo là vấn đề bức xúc, trong một thời kỳ khá dài”. Hiện nay chỉ số liên quan đến bức xúc về khiếu nại, tố cáo các vấn đề đất đai vẫn là con số cao nhất (khoảng trên 60%).

Thông qua Luật Đất đai 2013, với các quy trình thủ tục hết sức bài bản đã giảm được tố cáo đông người. Còn những vụ việc phức tạp chủ yếu tồn tại từ giai đoạn trước năm 2013 (khi thi hành Luật Đất đai năm 2003).

Nguyên nhân là do đến các vấn đề định giá đất, trình tự thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư chưa đáp ứng thỏa đáng. Nhất là các hoạt động nhà nước thu đất đai để thực hiện các công trình kinh tế, xã hội, dân sinh.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay đã giải quyết và kéo giảm đi khoảng 30 – 40% khiếu nại (chủ yếu là khiếu nại trước năm 2003). Còn từ 2013 đến nay, các vụ khiếu kiện, tố cáo chủ yếu liên quan đến giải quyết đât đai nông, lâm trường.

“Đây là vấn đề tồn tại do cơ sở dữ liệu, tài liệu quản lý lỏng lẻo; liên quan đến lợi ích của các, nông trường viên”.

Hiện nay chúng tôi từng bước xác lập lại cơ sở dữ liệu cũng như xem xét để thay đổi cơ cấu tổ chức của các nông, lâm trường một cách hiệu quả. Các khu vực tranh chấp sẽ giải quyết triệt để.

Hiện tượng 'sáng đăng, chiều gỡ' giảm đáng kể

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện tượng gỡ bài đã giảm đáng kể, mỗi tuần chỉ có 1-2 vụ phải giải trình nhưng chủ yếu là do lỗi biên tập nên phải sửa lại. Ảnh: TTXVN.

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện tượng gỡ bài đã giảm đáng kể, mỗi tuần chỉ có 1-2 vụ phải giải trình nhưng chủ yếu là do lỗi biên tập nên phải sửa lại. Ảnh: TTXVN.

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan chủ quản, tức là các cơ quan, tổ chức nằm trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Mỗi cơ quan, tổ chức lại có chức năng, nhiệm vụ riêng và các cơ quan báo chí phải bám theo tôn chỉ mục đích để tuyên truyền, từ đó, vẽ nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam.

“Nếu không có sự phân vai thì dễ lệch bên này, lệch bên kia, nhiều chỗ này, ít chỗ kia và nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội sẽ không được đề cập”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Theo ông, khi tập trung làm việc theo tôn chỉ mục đích của mình, báo chí sẽ viết được chuyên sâu, điều mà báo chí hiện nay còn yếu.

Về ý kiến việc thực hiện tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế quyền của cơ quan báo chí đặc biệt là chống tiêu cực tham nhũng, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông khẳng định: “Không hạn chế quyền đó, khi cơ quan báo chí đi theo mảng chuyên ngành của cơ quan chủ quản thì sẽ có toàn quyền đăng tải thông tin về các vụ việc tiêu cực tham nhũng theo chuyên ngành của mình, thậm chí còn thuận lợi vì có thể viết sâu”.

Người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông cho rằng, thời gian qua, có nhiều cơ quan báo chí đã đi tác nghiệp hoặc được giao đi tác nghiệp không đúng với chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan, tổ chức và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của báo chí.

“Bộ Thông tin - Truyền thông đã và sẽ nghiêm túc xử lý các cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chủ mục đích”, ông Hùng nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông cho rằng đã xảy ra và đỉnh điểm là năm 2017, mỗi tuần có hàng chục vụ bị phát hiện.

Từ năm 2018, Hội nhà báo Việt Nam và Bộ Thông tin - Truyền thông đã dùng công nghệ, phát triển công cụ phát hiện ra các bài mà sáng đăng, chiều gỡ, từ đó nhắc nhở các cơ quan báo chí, yêu cầu giải trình trong giao ban hàng tuần và xử lý hành chính theo quy định.

Hiện nay, hiện tượng này đã giảm đáng kể, mỗi tuần chỉ có 1-2 vụ phải giải trình nhưng chủ yếu là do lỗi biên tập nên phải sửa lại.

Đối với tin sai, tin giả, ông Hùng khẳng định ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu trên các nền tảng xuyên biên giới, cụ thể là Facebook và YouTube.

Bộ Thông tin - Truyền thông đã xác định việc làm sạch không gian mạng là nhiệm vụ trọng tâm và làm rất quyết liệt với nhiều thể chế và công cụ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, công cụ quản lý được xây dựng như trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia mỗi ngày có thể xử lý khoảng 300 triệu tin để phân tích, đánh giá, phân loại; hình thành các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tin giả, xấu độc.

Bộ Thông tin - Truyền thông cũng làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, yêu cầu gỡ bỏ thông tin xấu độc. Tỉ lệ gỡ bỏ thông tin này đã tăng lên.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017; số trang giả mạo gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017.

Năm 2021, Bộ Thông tin - Truyền thông tiếp tục sửa các quy định liên quan đến mạng xã hội và tin giả. Đồng thời, Bộ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, coi đây là giải pháp căn cơ, để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm.

Bố trí nguồn lực cho đồng bào thiểu số còn thấp

Đối với vấn đề đại biểu Hoa Ry (Bạc Liêu) nêu liên quan đến việc bố trí nguồn lực đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, hiệu quả đầu tư không cao, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Có hai Quyết định để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số là Quyết định 2085 (đối với dân tộc ít người) và Quyết định 2086 đối với đồng bào dân tộc rất ít người.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Việc triển khai các thủ tục theo Quyết định 2086 đối với dân tộc rất ít người thì tỷ lệ giải ngân rất tốt (hiện nay đạt trên 60%).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Việc triển khai các thủ tục theo Quyết định 2086 đối với dân tộc rất ít người thì tỷ lệ giải ngân rất tốt (hiện nay đạt trên 60%).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là hai chương trình đặc biệt có ý nghĩa và quan trọng đối với đồng bào dân tộc ít người. Tuy nhiên chúng ta lại ra Quyết định vào năm 2016, tức là sau khi Quốc hội đã phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do đó, không kịp đưa vào kế hoạch đầu tư của giai đoạn.

Đến năm 2019, Chính phủ mới báo cáo Quốc hội và đã đưa vào năm 2020, do vậy nguồn vốn được phân bổ chậm hơn các chương trình khác. Ông Dũng cũng cho biết đặc điểm của hai chương trình này rất đặc thù, một là quy mô nhỏ, hai là nằm ở các vùng sâu vùng xa và rất khó tiếp cận.

Đối với các hạng mục công trình thì chúng ta thực hiện theo Luật Đầu tư công, do vậy việc triển khai các thủ tục theo Quyết định 2086 đối với dân tộc rất ít người thì tỷ lệ giải ngân rất tốt (hiện nay đạt trên 60%).

Còn đối với các chương trình theo Quyết định 2085 về hỗ trợ cho đồng bào ít người thì lại thực hiện hỗn hợp cả công trình và phi công trình, như vậy cần phải có một hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc. Vừa rồi Ủy ban Dân tộc đã hướng dẫn và đang triển khai nên chậm hơn so với chương trình kia.

Các địa phương sớm đóng góp ý kiến sắp xếp tổ chức hệ thống thú y

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, quá trình sắp xếp tổ chức hệ thống thú y đang được thực hiện.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Đề nghị các địa phương đề xuất mô hình quản lý để xây dựng hệ thống thú y tốt nhất.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Đề nghị các địa phương đề xuất mô hình quản lý để xây dựng hệ thống thú y tốt nhất.

Hiện nay, khi dịch bệnh xảy ra có một số tình trạng không đáp ứng được nhu cầu trong quản lý và phòng chống dịch.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã xây dựng đề án tăng cường năng lực hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp từ năm 2021-2030 và đề nghị các địa phương đề xuất mô hình quản lý để xây dựng hệ thống thú y tốt nhất.

Do đó, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân mong muốn các địa phương sớm có ý kiến đóng góp cho đề án của Bộ NN-PTNT để Bộ Nội vụ cùng Bộ NN-PTNT sớm hoàn thành và ban hành các văn bản, quy định tiếp theo để xây dựng ngành thú y của chúng ta đủ năng lực khống chế dịch bệnh trong thời gian tới.

Năm 2020 có 212 vụ người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về tình hình tội phạm liên quan việc đạo đức xã hội xuống cấp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tội phạm do nguyên nhân xã hội hiện nay rất đáng quan ngại.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Lo ngại vì đạo đức xã hội xuống cấp.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Lo ngại vì đạo đức xã hội xuống cấp.

Cụ thể, gần đây tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội có chiều hướng gia tăng, năm 2020 đã xảy ra 1.113 vụ tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 212 vụ là người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau.

“Điều này thể hiện những vấn đề rất đáng lo ngại vì xuống cấp của đạo đức xã hội”, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Bộ Công an, để giải quyết tân gốc loại tội phạm này, cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ về kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, đạo đức, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp để xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Từ đó, khắc phục sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đạo đức con người, không chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế mà cần coi trọng đầy đủ hơn các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển.

Trước mắt, để hạn chế loại tội phạm này, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các cấp, các ngành cùng với lực lượng công an tăng cường nắm tình hình, hòa giải các mâu thuẫn trong nhân dân ngay từ khi mới phát sinh. Bên cạnh đó, quán lý, giáo dục, cảm hóa các đối tượng không để nảy sinh tội phạm.

Riêng với lực lượng công an, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh cần tăng cường, nâng cao hoạt động của lực lượng ở cơ sở, nhất là hoạt động của công an cấp xã, phường để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, ngăn ngừa nảy sinh tội phạm, nhất là tội phạm trong gia đình.

Tỷ lệ thi hành án hành chính còn thấp

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Thị Dung, về những vấn đề tồn tại trong việc thi hành án hành chính, ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, cho biết: “Thi hành án không phải trách nhiệm của tòa án”.

Ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Tỷ lệ thi hành án các bản án hành chính còn rất thấp.

Ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Tỷ lệ thi hành án các bản án hành chính còn rất thấp.

Nếu thi hành án hình sự thì sau khi có bản án, trách nhiệm thuộc về Bộ Công an. Thi hành án dân sự thì trách nhiệm thuộc về Bộ Tư pháp còn thi hành án hành chính thì trách nhiệm thuộc về các bên.

“Chính vì không có cơ quan thứ 3 nên tính cưỡng chế trong thi hành án hành chính là không có và việc nay có thể dẫn đến tùy nghi và tỷ lệ thi hành án các bản án hành chính còn rất thấp”.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quốc hội cần có tổng kết và giải pháp căn cơ chính để thay đổi quy định này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu