Chuyển đến nội dung chính

Môi trường làng nghề ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, thực tiễn cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận kinh tế mà lờ đi yếu tố bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong lành cho cộng đồng.

Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng dân cư, chủ yếu ở các ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam.


Hiện nay, cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề. Làng nghề Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn, trong quá trình đô thị hóa một số làng nghề nằm ở đô thị. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, số làng nghề và làng có nghề ngày càng có xu hướng tăng về số lượng. Điều này góp phần vào sự phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề lao động việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hầu hết các làng nghề sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận kinh tế mà lờ đi yếu tố bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong lành cho cộng đồng. Điều này đang trở thành tình trạng phổ biến hiện nay. Tình hình ô nhiễm làng nghề tại các tỉnh thành đang rất nghiêm trọng, nhất là khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam và khu vực Đông Nam Bộ…

Bảng 1. Các làng nghề truyền thống hiện đang hoạt động

STT

Tên làng nghề truyền thống

Sản phẩm chính

Quận/Huyện

Tỉnh/Thành

1.

Làng Chàng Sơn

Sản xuất đồ gỗ

Thạch Thất

Hà Nội

2.

Làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Đồng Minh

Điêu khắc gỗ, sơn mài, đắp vẽ hoa văn con giống kim cổ, phục chế di tích, chiếu cói

Vĩnh Bảo

Hải Phòng

3.

Làng Thổ Hà

Gốm mỹ nghệ

Việt Yên

Bắc Giang

4.

Làng Ninh Vân

Đá mỹ nghệ

Hoa Lư

Ninh Bình

5.

Làng Kiêu Kỵ

Dát vàng quỳ

Gia Lâm

Hà Nội

6.

Làng chài Cái Bèo

Làng chài biển

Cát Hải

Hải Phòng

7.

Làng gốm Phù Lăng

Gốm mỹ nghệ

Quế Võ

Bắc Ninh

8.

Làng Phước Tích

Gốm mỹ nghệ

Hương Điền

Thừa Thiên Huế

9.

Làng hoa Ninh Phúc

Trồng hoa

TP Ninh Bình

Ninh Bình

10.

Làng Lũng

Trồng hoa

Hải An

Hải Phòng

11.

Làng Đồng Kỵ

Gỗ mỹ nghệ

Từ Sơn

Bắc Ninh

12.

Làng Đông Hồ

Tranh dân gian

Thuận Thành

Bắc Ninh

13.

Làng cói Kim Sơn

Làng nghề cói

Kim Sơn

Ninh Bình

14.

Làng Non Nước

Đá mỹ nghệ

Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng

15.

Làng Châu Khê

Trang sức

Bình Giang

Hải Dương

16.

Làng Đồng Xâm

Chạm bạc

Kiến Xương

Thái Bình

17.

Làng Vạn Phúc

Lụa

Hà Đông

Hà Nội

18.

Làng nghề Sơn Đồng

Gỗ mỹ nghệ

Hoài Đức

Hà Nội

19.

Làng Kiên Lao

Sản phẩm cơ khí

Xuân Trường

Nam Định

20.

Làng Diệc

Gỗ mỹ nghệ

Hưng Hà

Thái Bình

21.

Làng Văn Lâm

Thêu ren

Hoa Lư

Ninh Bình

22.

Làng La Xuyên

Chạm khảm gỗ

Ý Yên

Nam Định

23.

Làng Đại Nghiệp

Mộc mỹ nghệ

Phú Xuyên

Hà Nội

24.

Làng Cao Thôn

Hương trầm

TP Hưng Yên

Hưng Yên

25.

Làng Đông Giao

Chạm khắc gỗ

Cẩm Giàng

Hải Dương

26.

Làng Xuân Lai

Tre trúc

Gia Bình

Bắc Ninh

27.

Làng Đào Đông Sơn

Nghề trồng hoa đào

TP Tam Điệp

Ninh Bình

28.

Làng Hồi Quan

Dệt

Từ Sơn

Bắc Ninh

29.

Làng Đại Bái

Đúc Đồng

Gia Bình

Bắc Ninh

30.

Làng Hương Mạc

Chạm khảm gỗ

Từ Sơn

Bắc Ninh

31.

Làng Tam Tảo

Dệt

Tiên Du

Bắc Ninh

32.

Làng Phúc Lộc

Nghề Mộc

TP Ninh Bình

Ninh Bình

33.

Làng Mai Động

Gỗ mỹ nghệ

Từ Sơn

Bắc Ninh

34.

Làng Phù Khê

Chạm khắc gỗ

Từ Sơn

Bắc Ninh

35.

Làng Vọng Nguyệt

Dệt tơ tằm

Yên Phong

Bắc Ninh

36.

Bản Đỉnh Sơn

Mây tre đan lát

Kỳ Sơn

Nghệ An

37.

Làng Tân Châu

Lụa lãnh

Tân Châu

An Giang

38.

Làng Tăng Tiến

Mây tre

Việt Yên

Bắc Giang

39.

Làng An Hội

Đúc đồng

Gò vấp

TP Hồ Chí Minh

40.

LangfBayr Hiền

Dệt vải

Tân Bình

TP Hồ Chí Minh

41.

Làng nem Thủ Đức

Chế biến nem chả

Thủ Đức

TP Hồ Chí Minh

42.

Làng Bát Tràng

Gốm mỹ nghệ

Gia Lâm

Hà Nội

43.

Làng Nga Sơn

Chiếu cói

Nga Sơn

Thanh Hóa

44.

Làng Cót

Vàng mã

Cầu Giấy

Hà Nội

45.

Làng Phong Khê

Giấy đống cao

TP Bắc Ninh

Bắc Ninh

46.

Làng Trường Yên

Nghề xây dựng

Hoa Lư

Ninh Bình

47.

Làng Đa Hội

Kim khí

Từ Sơn

Bắc Ninh

48.

Làng Nha Xá

Dệt lụa

Duy Tiên

Hà Nam

49.

Làng nấu rượu Kim Sơn

Nấu rượu

Kim Sơn

Ninh Bình

50.

Làng Bạch Liên

Nghề gốm

Yên Mô

Ninh Bình

51.

Cự Khê

Nghề làm miến

Thanh Oai

Hà Nội

52.

Làng gốm Gia Thủy

Nghề gốm

Nho Quan

Ninh Bình

53.

Làng nghề rượu Phú lộc

Nghề nấu rượu

Cẩm Giàng

Hải Dương

54.

Làng Vòng

Cốm

Cầu Giấy

Hà Nội

55.

Làng An Thái

Giấy

Tây Hồ

Hà Nội

56.

Làng La Khê

The lụa

Hà Đông

Hà Nội

57.

Bàu Trúc

Gốm

Ninh Phước

Ninh Thuận

58.

Làng Đào Viên

Đúc Đồng

Thuận Thành

Bắc Ninh

59.

Làng Phú An

Tủ bếp gỗ

Phúc Thọ

Hà Nội

60.

Làng Phú Đô

Bún

Nam Từ Liêm

Hà Nội

61.

Làng Lai Triều

Hương Bài

Thái Thụy

Thái Bình

62.

Làng Vân

Nấu rượu

Việt Yên

Bắc Giang

Nguồn: Bộ NN và PTNT

Trong thời gian qua với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các làng nghề đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của người dân. Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, yếu kém cần được quan tâm kịp thời để đảm bảo đời sống, sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy: “46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ”. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở các dạng phổ biến sau đây:

Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì nước thải bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các hàm lượng BOD, COD, SS và coliform, các kim loại nặng… ở các nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người.

Ô nhiễm không khí gây bụi, mùi, tiếng ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.

Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa, túi ni-lon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào,làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Hầu như mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép.

Hiện nay, phần lớn lượng nước thải từ các làng nghề này được xả thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý khiến các con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chưa kể đến một lượng rác thải, bã thải lớn từ các làng nghề không thể thu gom và xử lý kịp, nhiều làng nghề rác thải đổ bừa bãi ven đường đi và các khu đất trống. Tình trạng ô nhiễm môi trường như trên đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng, nhất là những người tham gia sản xuất, sinh sống tại các làng nghề và các vùng lân cận.

Nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm làng nghề hiện nay là thiếu mặt bằng sản xuất và sản xuất hỗn hợp nhiều loại hình khác nhau. Làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các nơi dân cư đông đúc, gần các đô thị, dọc theo bờ sông hay gần đường giao thông nên thiếu mặt bằng sản xuất. Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư gây khó khăn cho việc bố trí xử lý chất thải. Mặt khác, làng nghề phát triển với nhiều loại hình đa dạng như: Chế biến thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ, đan lát… làm đa dạng nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường; công nghệ sản xuất lạc hậu, chất thải chưa qua xử lý đã thải vào môi trường; máy móc thiết bị cũ kỹ (sản xuất từ những năm 1950 - 1960), chắp vá dẫn đến tình trạng tiêu hao năng lượng và thừa nguyên vật liệu sản xuất gây ô nhiễm; ý thức môi trường của người dân tại khu vực làng nghề còn thấp. Vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng “lờ đi” tình trạng ô nhiễm hiện tại; trình độ học vấn và chuyên môn thấp: tại các làng nghề chỉ có khoảng 7% thợ giỏi, trên 55% lao động không có chuyên môn.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kể trên còn là do các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của chính người dân làm nghề cũng chưa tự giác thực hiện các quy định của pháp luật trong các khâu thu gom, xử lý, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các làng nghề… Nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn xã hội sẽ ngày càng lớn, vượt xa giá trị kinh tế mà các làng nghề đem lại như hiện nay.

Theo Tạp chí Môi trường, trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hơn 15.000m3 nước thải, hàng trăm tấn chất thải rắn chứa các chất thải rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối. Phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư, quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu tận dụng sức lao động trình độ thấp, ít áp dụng các tiến bộ khoa học thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nông thôn như đường sá, cống, rãnh thoát nước thải không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm ngiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ để nhường chỗ cho mặt bằng sản xuất và các khu tập kết chất thải. Chất thải từ các làng nghề đặc trưng theo hoạt động sản xuất của mỗi loại hình làng nghề và tác động đến môi trường nước, không khí và đất trong khu vực ở những mức độ khác nhau. Các làng nghề đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, đặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng. Trong khi đó, ô nhiễm chất vô cơ lại chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại.

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn nước ta. Phát triển kinh tế làng nghề là một xu hướng tất yếu nhưng trên thực tế, sức ép của các hoạt động này lên môi trường cũng không nhỏ. Bảo vệ môi trường làng nghề chính là giảm sức ép và bảo vệ môi trường nông thôn.

Giải pháp cho môi trường làng nghề

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề, đòi hỏi hệ thống cơ sở dữ liệu phải được cập nhật chính xác về thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề trên quy mô quốc gia, từ đó có các định hướng và biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường làng nghề một cách hiệu quả, bền vững.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề:

- Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau:

+ Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;

+ Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường;

- Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề do Chính phủ quy định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư ở các vùng lân cận. Hiện nay hầu hết các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô nhiễm như thêu, may…

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với các làng nghề. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó chú trọng việc tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, tăng cường xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề. Cụ thể là xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề, các quy chuẩn quốc gia về khí thải, nước thải phù hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Xây dựng và ban hành hướng dẫn về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường song song với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ.

Nhà nước cần tiến hành quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình làng nghề. Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường theo hai loại hình chính là tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ, tuy nhiên với mỗi loại hình làng nghề cần có những mô hình quy hoạch cụ thể phù hợp với tính chất làng nghề và đặc điểm địa phương. Hình thành tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng làng nghề.

Cần có sự kết hợp sản xuất hàng hóa của các làng nghề với việc truyền bá văn hóa, phát triển du lịch. Như vậy vừa thúc đẩy được sự phát triển kinh tế của làng nghề, vừa nhân rộng danh tiếng làng nghề, đồng thời thúc đẩy các làng nghề cải thiện môi trường để phù hợp với nhu cầu thăm quan du lịch của du khách trong và ngoài nước.

Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính (thông qua nguồn vốn vay ưu đãi) để các làng nghề sản xuất đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu. Khuyến khích, hỗ trợ cho các làng nghề nghiên cứu các công nghệ sản xuất thủ công mới, nâng cao hiệu quả và đảm bảo cho môi trường hơn. Hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải, về an toàn lao động…

Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở các làng nghề chính là người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề, vì vậy các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất. Nâng cao dân trí nhằm nâng cao ý thức của người dân tại các làng nghề để tự họ nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là bảo vệ lợi ích thiết thực và sức khỏe lâu dài của cộng đồng cũng như sản phẩm của họ. Việc nâng cao nhận thức của người dân là không khó nhưng để họ thực hiện những hành động bảo vệ môi trường một cách tự giác lại là rất khó.

Trách nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam hiện nay

Trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường cũng được quy định cụ thể tại các điều 81, 82, 83 và 146 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Đặc biệt, liên quan đến hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, trách nhiệm của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường cũng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Đây là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm. Trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các điểm tập kết theo quy định, thực hiện việc quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các quy trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo sự phân công của UBND cấp xã, niêm yết các quy định theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng, xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước có nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường, tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trương, tham gia kiểm tra,giám sát thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của cơ sở trên địa bàn theo sự phân công của UBND cấp xã. Khi phát hiện ra dấu hiện bất thường về ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại địa bàn được phân công quản lý thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cho UBND cấp xã. Báo cáo UBND cấp xã về hiện trạng hoạt động hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định 4. Mặt khác, vai trò của cộng đồng dân cư trong hoạt động đánh giá môi trường cũng vô cùng quan trọng, Pháp luật về đánh giá môi trường đã quy định từ khâu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đã phải tổ chức tham vấn ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư, tiếp đó đến khâu thẩm định hay giám sát sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, pháp luật quy định cộng đồng dân cư có quyền đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý đối với việc đặt dự án tại khu vực nơi họ đang sinh sống hay đối với các phương án kiểm soát ô nhiễm môi trường của dự án. Họ có quyền kiểm tra, giám sát và phát hiện những hành vi vi phạm trong quá trình thực thi pháp luật về đánh giá môi trường của các chủ thể khác… Với những quy định về trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường do các hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam, bước đầu đã tạo được những chuyển biến đáng kể về hành vi kiểm soát ô nhiễm ở cộng đồng dân cư.

Tại nhiều làng nghề, hương ước, quy ước đóng vai trò rất tích cực trong việc đề cao các chuẩn mực đạo lý, truyền thống của làng nghề, đồng thời cũng là công cụ tích cực nhằm vận động, tuyên truyền phổ biến, giáo dục về kiểm soát ô nhiễm ở làng nghề. Ngoài ra còn thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột thường ngày trong khu vực làng nghề. Ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường tại các làng nghề.

Trong giai đoạn đổi mới toàn diện của Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng góp phần to lớn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nói riêng. Nó phù hợp với quan điểm chung của Đảng và Nhà nước: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tức là nhiệm vụ đó không chỉ của riêng cơ quan ban ngành nào, của tổ chức hoặc cá nhân nào mà của toàn dân và tất cả phải cùng hướng đến mục đích phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai cho đất nước. Tuy nhiên, quan niệm và nhận thức của một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫ được coi là vấn đề xa vời, là trách nhiệm của Nhà nước, của Chính phủ, của xã hội chứ không phải của cá nhân. Điều này vẫn còn đang tồn tại rất phổ biến. Do vậy, công cụ giáo dục về kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là tại các khu vực làng nghề. Pháp luật bảo vệ môi trường quy định công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thong. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu