Chuyển đến nội dung chính

Cuộc chiến giữ rừng Bắc Hải Vân

T-5230-1564095978.png

ị dọa giết, bị đâm chém, bị đốt xe, lương tháng hơn ba triệu đồng, đội bảo vệ chuyên trách đôi khi phải đổ máu để giữ màu xanh của rừng.

12 giờ trưa 22/11/2019, một gia đình ba người xông vào trụ sở Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân. "Trả bẫy cho tau", Lê Hưng vừa đi vừa chửi tục, la lối, lăm lăm dao trên tay, theo sau là bà mẹ Trương Thị Vàng và ông bố Lê Thành - Đội phó Đội bảo vệ rừng Bắc Hải Vân Nguyễn Văn Lương nhớ lại.

Các thành viên Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân chuẩn bị nghỉ ngơi sau bữa trưa. Nhiều năm tháng làm nhiệm vụ, họ hiểu chuyện gì đang diễn ra: một hộ dân sống ven rừng vừa phát hiện bẫy thú bị tịch thu sau chuyến tuần tra của đội bảo vệ rừng.

Ban quản lý rừng chặn nhóm người lại: "Nếu là bẫy của anh thì mời vào lập biên bản. Còn không phải, mời anh về".

Nhóm người bỏ ngoài tai, xông thẳng vào phòng đội bảo vệ đang đứng, vung dao tấn công.

Đội phó Nguyễn Văn Lương chống đỡ, giật được con dao từ tay Hưng. Hai bên giằng co. Bà Vàng lao vào, kêu gào, cắn tay anh Lương, giằng con dao, nhưng bất thành. Vết thương sau này giám định thương tật 1%.

Trụ sở Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân lúc đó đang sửa lại sân. Gạch đá đổ trước cơ quan. Dao bị tước, Hưng chạy ra sân, nhặt một viên gạch. Mồm vẫn chửi bới, y ném thẳng vào những người ở văn phòng. Viên đầu tiên không trúng ai. Hưng ném tiếp. Viên thứ hai bay thẳng vào mặt đội phó Lương.

Chuyến xe cấp cứu chở người giữ rừng mặt đầm đìa máu lên Bệnh viện Trung ương Huế. Đứa con đầu lòng vừa chào đời được 2 tháng. Anh dặn đồng đội đừng báo cho vợ "giấu được lúc nào hay lúc đó". 10 giờ sau khi chồng bị nạn, vợ Lương đọc báo, rồi thấy mạng xã hội dày đặc hình chồng mình băng kín mặt. Chị điện thoại cho chồng, thút thít khóc. Anh nói nhỏ nhẹ không dám cử động miệng mạnh "em yên tâm đi, vết thương nhẹ thôi".

Mẹ ruột hay tin, tức tốc chạy lên bệnh viện, nước mắt giàn giụa "làm chi mà đến nông nỗi ni con". Lương nhìn, muốn nói với mẹ "con không chi hết", nhưng vì vết thương, anh không nói được.

Bảy năm trước, bà chấp nhận để cậu trai độc đinh lên rừng làm việc theo diện "thu hút nhân tài" của tỉnh nhà, "vì tương lai của con". Bảy năm sau, bà nhận lại một viên chức lương chưa đến bốn triệu đồng, thường xuyên bị hành hung khi trong tay không tấc sắt. Con trai bà là thành viên lực lượng "bảo vệ rừng chuyên trách" ở Bắc Hải Vân.

Khi Lương dặn vợ "yên tâm" sau vết thương trên mặt, anh không biết rằng chỉ vài bữa, mình sẽ nhận thêm đòn thù từ lâm tặc, mẹ và vợ anh sẽ lại phải khóc.


T-5230-1564095978.pngăm 2013, cậu sinh viên Nguyễn Văn Lương, ngành Lâm nghiệp Đại học Nông lâm Huế vui sướng thông báo với bố mẹ "đã có việc khi ra trường". Ngày cậu sắp tốt nghiệp, đơn vị quản lý rừng Bắc Hải Vân đến trường tìm người theo diện "thu hút nhân tài phục vụ công tác quản lý rừng". Lương được chọn.

Gia đình Lương cư trú ở thị xã Hương Trà, nơi cách chỗ sắp đến công tác gần 100 km. Cậu là con trai một trong gia đình 3 anh em. Dù biết để con trai đi xa cũng thương nhớ, nhưng vì tương lai của con, mẹ Lương nghĩ thoáng hơn. Lương ra trường, dằn lưng 300 nghìn đồng, đi về vùng đất phía nam của tỉnh nhận công tác.

Đội phó Đội bảo vệ rừng chuyên trách Bắc Hải Vân, Nguyễn Văn Lương.

Từ thành phố Huế, đi hướng Nam theo Quốc lộ 1 chừng 51 km, bạn sẽ đến xã Lộc Thủy - nơi rừng phòng hộ Bắc Hải Vân bắt đầu hiện diện.

Đi thêm 16 km nữa, chạy qua vịnh Lăng Cô, qua cây cầu cùng tên sẽ đến trụ sở của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, nằm ngay dưới chân rừng. 3 dãy nhà ghép lại theo khối chữ U, lớp sơn vàng đã ngả màu.

Một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn, trên đỉnh là địa giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế và con đèo Hải Vân, Thiên hạ đệ nhất hùng quan.

Điểm cực Đông của rừng Bắc Hải Vân bắt đầu từ đảo Sơn Chà ngoài biển. Trong đất liền Hải Vân chia thành hai; một bên là rừng Nam Hải Vân - thuộc về Đà Nẵng; một bên là Bắc Hải Vân nằm địa phận Thừa Thiên Huế.

Số phận bi thương của Nam Hải Vân đã là chủ đề quen thuộc của báo chí hơn một thập kỷ qua. Cháy rừngphá rừng, chất lượng của Nam Hải Vân đã xuống cấp đến mức có thể nhìn thấy từ vệ tinh. Đầu thế kỷ, đã có thời người ta truyền tai nhau về những cuộc vận chuyển gỗ theo kiểu phim Fast and Furious của Mỹ. Gỗ quý từ Nam Hải Vân được lén lút "quăng" lên những chuyến tàu Bắc -Nam đang chạy.

Trong hai bức ảnh vệ tinh dưới đây, những khoảng màu nâu lớn ở Nam Hải Vân năm 2019 có thể nhìn thấy rất rõ (khu vực chính giữa ảnh).

Ảnh vệ tinh, nguồn: Maxar Technologies.

Phía bên kia ngọn núi, Bắc Hải Vân may mắn chưa đi cùng con đường diệt vong. Nhưng giữ rừng là một công cuộc nguy hiểm.

Lương nhớ ngày thứ ba đi làm, rừng đã dạy bài học đầu tiên. Địa hình chưa quen, kinh nghiệm chưa có, anh dẫm vào tổ ong vò vẽ đất. Ong đốt khắp cơ thể, Lương được cấp cứu ở Bệnh viện Chân Mây, huyện Phú Lộc. Ba ngày nằm viện, Lương giấu gia đình.

Sự khó lường từ thiên nhiên, Lương học rất nhanh. Nhưng sự khó lường từ con người, đến tận năm 2020 này, Lương vẫn không thể chống đỡ. Bốn tháng sau khi bị hành hung nhập viện, chiếc xe máy của anh bị đốt trơ khung ngay giữa rừng.

Tường trình của Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân với công an huyện Phú Lộc cho hay,  ngày 18/3/2020, đội truy quét tại khoảnh 5, tiểu khu 252 thuộc rừng đặc dụng Thị trấn Lăng Cô. Hôm trước, tại khu vực này, họ thu 45 cái bẫy kẹp rải rác.

Phát hiện có người đặt bẫy, tổ tỏa ra truy tìm. Không bắt được, nhưng họ đã đẩy đuổi nhóm người ra khỏi khu vực.

Hơn 1 giờ đi tuần, thu được 19 bẫy thú, ra gần đến chỗ dựng xe máy của đội, Lương thấy khói bốc lên. "Có cháy rừng rồi, khói ghê quá", Lương nói với đồng đội.

Họ tiến nhanh theo hướng khói, đến nơi, thấy ba chiếc xe máy bị dồn một chỗ, cháy nghi ngút. Biết không cứu được xe, họ lao vào cào lá, dọn nhánh cây tạo đường băng xung quanh tránh lửa lan rộng.

Những chiếc xe máy của đội bảo vệ rừng bị đốt trơ khung ngày 18/3/2020.

Chiếc Sirius đời cũ giá 18 triệu, là tài sản đáng giá nhất trong gia đình hai vợ chồng trẻ. Đòn khủng bố nặng nề, Lương không có khả năng mua xe mới vì thu nhập đội phó cộng hết phụ cấp là 3,9 triệu.

Người vợ nghe tin chồng bị đốt xe, lại hoảng hốt gọi điện. "Anh cẩn thận đi. Chắc họ thù ghét gì, nhắm vào anh rồi đó", người vợ rưng rưng nước mắt, dặn chồng.

Anh Trần Quốc Hùng - Phó giám đốc Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân – vẫn nhớ lần suýt chết 14 năm trước. Anh đang ngồi uống nước trong quán cạnh trụ sở, một người đàn ông xông vào, không nói năng gì dùng ly đánh vào cổ anh một cú chí mạng, rồi bỏ chạy. Người dân đưa đi cấp cứu kịp thời, anh thoát chết. Vết thương ở cổ may 15 mũi, nằm viện nửa tháng.

Công an bắt kẻ gây ra thương tích. Hắn khai "có người nhờ làm việc này". Nhà chức trách truy theo lời khai, bắt kẻ xúi giục.

Ghép nối dữ kiện, Hùng nghĩ chắc do đêm trước anh em tổ chức truy quét bắt gỗ lậu nên bọn chúng thù địch.

Năm 2013, vừa vào đội, Lương cũng chứng kiến một đàn anh bị chém. Một hộ dân ở xã Lộc Tiến phát quang lấn chiếm đất rừng để trồng cây. Anh Nguyễn Đắc Thành - thành viên tổ tuần tra - phát đi thông báo, yêu cầu người dân dừng ngay việc lấn chiếm. Lời nói không được ai để ý, họ vẫn tiếp tục công việc.

Anh Thành tiến đến, đứng chặn trước mặt, giải thích "đây là đất rừng nhà nước, có sổ sách đầy đủ". Hộ dân phát quang nhìn lên, đe dọa, yêu cầu lực lượng tuần tra đi nơi khác. Sự việc căng thẳng, Thành bị người dân chém một nhát sát mắt, thương tích 5%. Ký ức của hầu hết thành viên đội bảo vệ rừng đều ghi dấu "đòn thù".

2016, anh Phạm Văn Hưng bỏ xe ở bìa rừng đi tuần tra. Xong nhiệm vụ anh quay lại thấy hai bánh xe mình bị chém nát. Vài tháng sau, xe anh Hưng đang đi bỗng phát tiếng khó chịu. Rẽ vào quán nhờ xem, anh hoảng hốt khi nghe thông báo nhớt xe có cát, động cơ phải vứt bỏ. Lâm tặc đã mở bình nhớt đổ cát vào khi Hưng tuần tra.

2017, đến lượt xe anh Nguyễn Hồng Linh bị đập nát lớp vỏ nhựa, kính chiếu hậu không còn. "Xe anh em đi rừng không có kính hậu là vì vậy", họ giải thích.

T-5230-1564095978.pnguộc chiến diễn ra giữa một bên là những người hữu hình, có tên tuổi, địa chỉ cụ thể; và bên kia là lực lượng vô hình lẩn khuất trong những cánh rừng. 

Rừng Bắc Hải Vân đi qua các xã, thị trấn của huyện Phú Lộc, dưới chân rừng là những khu dân cư. Người dân ở đây làm nông, chăm sóc và khai thác gỗ rừng trồng. Lúc nông nhàn họ tìm cách vào rừng do nhà nước quản lý săn bắt, đặt bẫy trái phép. Lợi nhuận từ lâm sản rừng quá lớn khiến nhiều người sẵn sàng chống trả.

Dân ở những ngôi làng dưới chân đèo Hải Vân ít vi phạm lâm luật hơn, nhưng lại có những người săn bắt, đặt bẫy chuyên nghiệp. Họ thường chọn các vạt rừng giáp ranh Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế, bị truy quét ở địa bàn này thì chạy sang địa bàn khác. 

Cuộc chiến diễn ra giữa một bên là những người không có công cụ hỗ trợ,  rất ít quyền hành pháp; và bên kia là những kẻ lăm lăm vũ khí, manh động. Đội bảo vệ rừng chuyên trách là lực lượng dân sự, không giống Kiểm lâm. Họ chỉ được hỗ trợ công cụ tối đa là roi điện, mỗi năm thêm hai bộ áo quần, hai đôi giày, mũ cối...

Trang phục của Đội bảo vệ rừng chuyên trách khi đi tuần tra.

Những cuộc tuần tra, phát hiện người vào rừng, nếu không chứng minh được họ săn bắt, chặt phá, vi phạm lâm luật thì rất khó bắt giữ. Thực thi nhiệm vụ sai, bảo vệ rừng sẽ bị quy tội bắt giữ người trái phép. "Mình trói giữ họ là mình sai nếu không minh chứng được hành vi", anh Hùng nói. Khi không chứng minh được người dân phạm luật thì chỉ được phép đẩy đuổi.

Muốn bắt quả tang phải có hình ảnh, nhưng chỉ cần đội tuần tra mở máy lên quay, chụp là họ bỏ chạy.

Ngoài những vụ đâm chém đội bảo vệ, lâm tặc còn nghĩ ra nhiều trò phá hoại. Xe máy bị đốt phá, chặt đứt lốp, tháo vòi xả cạn xăng, đổ cát vào bình nhớt, nếu không phát hiện mà vẫn khởi động xe thì hỏng luôn buồng máy.

Cuộc chiến diễn ra giữa một bên là những kẻ theo đuổi nguồn lợi khổng lồ và một bên là những viên chức đồng lương đếm từng nghìn.

Hệ số lương của đội phó Lương là 2,67. Cộng tất cả chi phí, phụ cấp chức vụ, tổng thu nhập tháng là 3.964.000 đồng. Anh bỏ ngỏ câu hỏi mỗi tháng đưa về cho vợ bao nhiêu. Một chiếc xe máy bằng gần một năm thu nhập.

Những lúc đi tuần có "chiến tích", anh em được thêm 100.000 đồng "tiền thưởng", nhưng không phải lúc nào cũng có.

Nhiều thứ thiết yếu phục vụ việc giữ rừng đều từ đồng lương của họ: xe máy tự mua, xăng tự đổ, cơm đùm nước bới tự lo. Họ quán xuyến mọi việc: canh rừng, chữa cháy, tuần tra, truy quét người bẫy thú, phá rừng, chống lấn chiếm...

Như ngày 21/5, nhóm anh Lương đi đốt đường băng cản lửa. Đây là nhiệm vụ tối thượng trong những tháng hè. "Đường băng" này, sau khi được đốt chủ động, sẽ trở thành lớp ngăn không cho các đám cháy nếu có lan rộng.

Một miếng cao su gắn vào đầu gậy, Lương bật lửa đốt rồi đi châm vào các đám lá cây đã khô được phát quang mấy hôm trước. Lửa bén, bốc ngùn ngụt. Hai người mang máy phun chực sẵn, lửa có dấu hiệu cháy ra khỏi phạm vi cho phép, lập tức xịt nước, dập tắt.

Đội bảo vệ rừng đốt đường băng cản lửa.

"Đốt đường băng mà bất cẩn là rất dễ xảy ra cháy rừng. Khó nhất là khi đốt ở khu vực đường ray xe lửa. Ở đó địa hình khó anh em phải cuốc bộ, gánh nước, gánh máy móc rất cực", Lương tâm sự.

Hơn 10 giờ trưa, một người được cắt cử về trạm dừng chân lo cơm nước. Bữa cơm hôm đó có khách nên anh em ưu ái "ăn sướng". Thực đơn có cà, dưa chấm ruốc, thịt kho, canh thịt bò, còn bình thường chỉ một món mặn.


T-5230-1564095978.png

ãnh đạo chi cục Kiểm lâm về hỏi thăm: "Sao ở đây tình hình căng vậy. Luôn xảy ra tình trạng chặt chém, đốt phá xe máy?".

"Nếu muốn giữ rừng thì buộc phải chấp nhận đối đầu với họ, mình không thể nhân nhượng một chút nào được nữa", anh Hùng quả quyết.

Nhưng rồi chính các thành viên trong đội lại đi xin giảm án và miễn thứ cho những người đã suýt giết mình.

Cú ném đá của Hưng khiến anh Lương thương tích 24%. Công an huyện Phú Lộc khởi tố vụ án ngày 27/11/2019, án sơ thẩm tuyên 2 năm tù. Bố mẹ Hưng nghe tin tiếp tục tìm đến chửi bới: "Tụi bây ăn ở thất đức", rồi đe "con tau mà có chuyện chi thì cả mi lẫn tau sẽ về với cát bụi".

Hóa đơn nằm viện hết 10 triệu, gia đình Hưng buộc phải trả khi cơ quan chức năng yêu cầu. Thiệt hại về tinh thần sau khi ra viện anh Lương đều miễn cho gia đình Hưng. Ngày ra tòa, Hưng đi ngang qua anh Lương, mặt cúi gằm xuống đất, không dám nhìn.

Ngày 21/5, Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc mời anh Lương lên làm việc: "Viện kiểm sát cho rằng mức án 2 năm tù với Hưng là quá nhẹ. Họ đề nghị nâng mức án lên", Lương nhớ lại. Anh đáp như vậy là đủ đe dọa họ rồi, "mong họ vào đó sẽ hối cải, hoàn lương".

Việc bỏ qua cho những "lâm tặc" - mà thực chất là nông dân - như một truyền thống của lực lượng giữ rừng. Năm 2006, sau cú đâm chí mạng vào cổ, những khoản đền bù về tinh thần, vật chất từ phía gia đình thủ phạm anh Hùng đều từ chối. "Dù sao nó cũng chỉ là người bị kích động, xúi giục, cũng là nạn nhân", anh nói.

Năm 2018, Ban quản lý rừng Bắc Hải Vân về những vùng giáp ranh, đưa thông báo muốn khoán diện tích rừng cho người dân nào muốn giữ. Nghe thông tin, nhiều người trước đây là "lâm tặc" bị truy quét đến hội trường họp rồi nhận công tác. Một tháng 4 ngày, họ tự túc cơm đùm gạo bới vác rựa đi tuần. 

Họ nhận giữ rừng, lương khoán 1 triệu đồng mỗi tháng, được cấp một năm 2 bộ áo quần. "Giờ đi giữ rừng mới thấy mình có ích và trả được món nợ hồi xưa", những lâm tặc hoàn lương chia sẻ.

Một chú cú được đội giải cứu từ bẫy của lâm tặc trong rừng.

Cuộc chiến giữ rừng đang nối tiếp đến những thế hệ sau. Trong dãy nhà cũ cạnh rừng, các thành viên Đội bảo vệ chuyên trách vẫn ăn ở tập trung như những người lính, tự gom góp chăm lo nhau bằng đồng lương hệ số, và đón thêm các thành viên mới.

Viên Anh Thắng, quê Quảng Bình, học ở Huế rồi về công tác ở đội đến nay tròn một năm. Khuôn mặt non choẹt, đeo cặp kính cận dày cộm, đầu tóc xoăn còn sót lại màu nhuộm, diện bộ áo quần ở nhà, Thắng trông thư sinh. Ít ai nghĩ em đang là lính canh giữ màu xanh cho những cánh rừng. 

Năm 2019, mới vào đội, Bắc Hải Vân "gửi lời chào" đến Thắng bằng một chiếc xe máy bị đập nát vỏ sau chuyến tuần tra. Đồng đội thương đứa út nên góp tiền cho cậu sửa xe.

Những ngày trước, Thắng theo các anh đi phát quang, đốt đường băng cản lửa. Nhiệm vụ trên đường đèo giữa cái nóng mùa hè kèm gió biển suýt đánh gục em. Thắng mặt mày đỏ ửng, ngồi thở dốc trong bóng cây. Anh em nhìn vừa buồn cười, vừa thương.

Hôm sau, thấy bảng phân công công việc, anh Thành trong đội điện thoại: "Để anh đi thay cho, em ra xã Lộc Tiến phát rừng với anh em ngoài đó cho nhẹ". 

"Răng con ăn học đàng hoàng mà chừ đi làm khổ cực như vậy?", mẹ Lương gọi điện hỏi sau vụ đốt xe máy. Lương không có câu trả lời. Anh chỉ biết giữ thói quen giấu gia đình mỗi lần tai nạn.

Bài, ảnh: Nguyễn Đắc Thành

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu