Chuyển đến nội dung chính

Cát Tiên miền rừng hoang dã

Chúng tôi về Cát Tiên vào những ngày cuối xuân, sang hè. Buổi sáng trời miền Đông vần vũ mây sương, gió thông thốc, ào ào qua những cánh rừng cao su bạt ngàn, mênh mông. Cao su với điều, khoai mì, đậu phộng là đặc sản của miền Đông. Xưa kia, cách nay non nửa thế kỷ, “gỗ” được xem là món “ngon ăn” nhất!

Rừng đại ngàn Nam Trường Sơn sau chiến tranh, cây gỗ quý nhiều như đũa dắt trong ống. Người từ các nơi tràn về Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng khai thác gỗ vô tội vạ. Cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi. Báo chí dư luận lên tiếng gay gắt! Nhưng rừng vẫn ngày càng lùi xa và biến mất… Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ rừng. Nhưng cũng nhiều người bỏ thây giữa chốn rừng thiêng nước độc: “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”.

Xuyên rừng “thám hiểm” Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
Xuyên rừng “thám hiểm” Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Một góc rừng Cát Tiên

Nam Cát Tiên với vành đai phòng thủ thiên nhiên là dòng sông Đồng Nai may mắn còn sót lại khu rừng rộng trên 70.000ha với hệ sinh thái đa dạng.

Đã xế trưa. Bầu trời vẫn xám xịt, ủ dột. Chúng tôi qua sông Đồng Nai trên con phà nhỏ. Cơn mưa rừng rả rích như chẳng bao giờ tạnh! Bỏ lại dòng sông nước chảy xiết, đỏ ngầu phù sa, chúng tôi “đổ bộ” lên bờ Bắc con sông. Anh bạn Duy Chuông là cựu chiến binh của Đoàn 600, bồi hồi cảm xúc: “Tôi đã về lại rừng xưa”.

Nhà văn Nguyễn Trí có biệt danh rất ấn tượng (Trí Khùng) nổi hứng cất giọng ca ấm trầm, nhừa nhựa, giọng anh khá giống danh ca Giang Tử thời trước năm 1975: “Mưa rừng ơi mưa rừng/ Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên/ Phải chăng mưa buồn vì tình đời…”

...Tầm 13h, đoàn lên chiếc Molotova cũ kỹ, bắt đầu chuyến xuyên rừng để đến những điểm độc đáo. Xe chạy theo con đường mòn giữa rừng cây rất rậm rạp, thi thoảng có những con suối tràn qua lộ nước trong veo, chảy ào ạt. Có những cây bằng lăng ổi, sung, dầu cao lớn dị thường thoáng bên đường.

“Đây là vùng ven sông Đồng Nai, hồi sau tiếp thu có rất nhiều cây gỗ quý. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít! Con đường từ QL20 vào Tà Lài, xưa mênh mông là rừng, bây giờ trống hoang chỉ toàn là bắp, chuối, thanh long…”- Trí Khùng nói- “Tôi đã trải qua quãng đời cơ cực trên 15 năm ở nơi này…”Miền đất hứa” của dân tứ xứ!”

Xe chạy gần chục cây số rồi dừng lại bên bìa rừng. Chúng tôi khoác nhanh áo tơi theo Bùi Quốc Vỵ- cán bộ kiểm lâm- lội vào rừng dưới cơn mưa sương lướt thướt. Băng qua con đường lầy lội, hai bên đầy dây leo, cây dại. Bất chợt có mấy chú vượn đen mẩy, thoăn thoắt chuyền cành như làm xiếc. Cả đoàn reo ồ lên thích thú! Khúc dạo đầu của Nam Cát Tiên đây!

Chúng tôi đi sâu vào rừng non ngàn mét. Trước mắt đã hiện ra 2 cây cổ thụ khổng lồ. Cả đoàn vây quanh sờ mó, chiêm ngưỡng, thán phục. Cây bằng lăng ổi có trên năm trăm tuổi, cao chót vót trên trăm mét vẫn xanh tươi, vạm vỡ như chàng dũng sĩ canh giữ rừng xanh. “Ngày xưa, lúc mới hòa bình, vẫn còn những “lán” rừng thuần rộng lớn toàn một loại cây quý như: trắc, gụ, cẩm, thao lao, dầu,…

Nhưng do tình hình lúc đó không thể giữ được rừng… Và ngày nay, chỉ còn lại rất ít những “lão cổ thụ” từ trăm tuổi trở lên !” Người nghe thoáng bồi hồi, tiếc rẻ, lan man, mường tượng về những cánh rừng đại ngàn vang um tiếng cọp gầm trong đêm hoang dã, loáng thoáng bóng voi đi những sớm tinh sương. Những bầy nai, bò tót hàng mấy trăm con nhởn nhơ gặm cỏ trong bóng chiều tà ven sông Đồng Nai ngút ngàn lau sậy! Rừng muôn đời luôn hấp dẫn và bí hiểm...

Tiếp đến, chúng tôi lại được tiếp cận một cây bằng lăng có “nu” dáng hình rất cổ quái. Nu là bướu gỗ lồi trên thân những cây cổ thụ lâu năm. Nu xuất hiện trên các loại cây gỗ khác như dầu, sao, trai, sung, mét là chuyện bình thường. Nhưng nu xuất hiện trên thân bằng lăng là cực kỳ hiếm! Nu gỗ quý sẽ được các thợ cưa “lạng” đi và bán cho các xưởng mộc để họ chế tác thành những sản phẩm cao cấp, rất có giá trị.

Ông Nguyễn Văn Diện- Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên- cho biết: Vườn chỉ có 145 cán bộ chiến sĩ, nhưng phải quản lý trên 70.000ha rừng, giáp ranh 3 tỉnh! Một nhiệm vụ rất nặng nề!

Nhờ chủ trương giao khoán, giải quyết xung đột lợi ích giữa người dân và chủ thể có trách nhiệm quản lý rừng một cách hài hòa, nên rừng Cát Tiên đã được bảo vệ tốt từ những năm bước qua thế kỷ XXI.

Du khách được tận mắt xem bò tót, nai, khỉ, vượn trong môi trường hoang dã là minh chứng rõ nét nhất cho thành công của nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái đa dạng, đa sắc màu của rừng Cát Tiên…

Hiện nay, Cát Tiên đang sở hữu hệ thực vật vô cùng phong phú. Danh mục thực vật đã xác định được 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch. Đặc biệt nơi đây còn có nhiều cây quý hiếm như gõ đỏ, cẩm lai, gõ mật, giáng hương.

Rừng Quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, từ ngày 4/8/2005.

Đi xem thú rừng đêm

Thiên nhiên hoang dã có sức hút vô cùng mãnh liệt. Sau buổi cơm chiều, chúng tôi ai nấy háo hức chờ chuyến đi xem thú rừng sẽ diễn ra trong đêm nay. Xế chiều, trời lại lất phất mưa. Nhưng thật may, đến 19h thì ngớt mưa. Cả đoàn khẩn trương leo lên chiếc Isuzu mui trần, cao giàn, có hai hàng ghế dọc và bốn hàng ghế ngang cho khách ngồi xem thú.

Trên xe có khách nước ngoài, đoàn quay phim của Đài truyền hình quốc gia. Đoạn đường đi dài 6km, gập ghềnh, trơn trượt, xuyên qua tán rừng lá thấp. Đi chừng hơn 2km, Quốc Vỵ- cán bộ kiểm lâm- quét đèn pha phía ven rừng. Bỗng anh la to lên, giọng phấn khích: “Kia kìa... Nai, nai. Những mấy con…”.

Cả đoàn căng mắt nhìn theo ánh đèn pha sáng dài theo mép rừng, reo lên: “Nai... nai... Một, hai, ba, bốn con kia kìa…”. Ngày càng nhiều nai xuất hiện. Có những con rất dạn dĩ, ra gần ven đường, giương đôi mắt xanh màu lân tinh lóng lánh! Thú vị nhất, có một chú nai con chạy lon ton, rồi bám vào vú mẹ, bú ngon lành!... Bỗng nhiên từ phía xa chừng non 50m, những tấm lưng đen bóng thấp thoáng trong trảng cỏ lau.

“Bò tót!… bò tót!”- Đó là những chú bò tót nổi tiếng của rừng Cát Tiên. Còn chừng hơn 100 cá thể sống ở đây, hiện được theo dõi và bảo vệ nghiêm ngặt. Ở rừng Cát Tiên còn có một khu bảo tồn gấu ngựa, gấu chó... Khu bảo tồn cũng nhận chăm sóc, bảo dưỡng những động vật hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng từ các nơi gửi về.

Cát Tiên hiện nay là nơi duy nhất ở Việt Nam có tour xem thú rừng ban đêm! Du khách rất thích thú khi tận mắt chứng kiến những loài thú sống trong môi trường hoang dã như từ thời xa xưa…

Ấy vậy mà tour xem thú đêm này chỉ có giá 150.000 đ/người. Ở đây còn có tour “quý tộc”, giá tour trên 1 triệu đồng/người, đi xem vượn, khỉ, bò tót. Hơn 4 giờ sáng là khởi hành, đi sâu vô rừng.

Khách nước ngoài, Việt kiều rất mê tour này. Động vật đặc trưng hiện nay còn: voi Châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai,... Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn,... Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.

Khuya. Khi khề khà với nhau bên ly rượu nồng ấm giữa đêm mưa rừng rả rích, người cán bộ kiểm lâm trải lòng: “Bố mẹ tôi là bộ đội, ngày xưa chiến đấu ở đây. Tôi được sinh ra trong cánh rừng này, và tuổi thơ tôi gắn bó với từng ngọn đồi, con suối, lối mòn... Nên tình yêu rừng có từ trong máu!” Sau khi tốt nghiệp ĐH Nông lâm, Bùi Quốc Vỵ trở về công tác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đến nay đã trên 15 năm...

Có ngọn gió rừng lạnh lẽo thổi lùa qua! Những hạt nước còn đọng trên những tàn cây trước sân rơi lộp độp. Quốc Vỵ giọng hơi chùng xuống khi có người trong chúng tôi hỏi anh về hoàn cảnh gia đình hiện nay: “Bà xã tôi đang sống ngoài thị trấn...

Cô ấy nhất định không “sống trong rừng” với tôi! Còn tôi thì nhất quyết không bỏ rừng về phố! Vợ chồng chúng tôi vẫn yêu thương nhau, quan tâm và chăm sóc cho nhau. Nhưng mỗi người có một lối sống, lý tưởng riêng, tôn trọng nhau và không bắt buộc người này phải phụ thuộc người kia!”

Những ngày được nghỉ, vợ vào rừng thăm chồng và ngược lại, chồng cũng về phố thăm nom vợ! Đôi bạn ấy, cũng như những con người gắn bó với rừng, xem vậy mà bền vững và đẹp lóng lánh như những đôi mắt của bầy nai trong rừng đêm, như những cánh rừng đầy hoa thơm, cỏ lạ mỗi khi mùa xuân về trên đại ngàn Cát Tiên hùng vĩ…

Bài, ảnh: HOÀNG THÁM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt là từ kh

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc gia l

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, c

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Đ

Tìm hiểu về “Tứ Thiết Mộc” bao gồm những loại gỗ nào

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-ve-tu-thiet-moc-bao-gom-nhung-loai-go-nao/ “Tứ thiết mộc” hay còn gọi là 4 loại gỗ có bền chắc và độ cứng rất cao. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là 4 loại gỗ quý thậm chí là rất quý trên thị trường có giá rất cao. Các loại gỗ này thường dùng trong việc chế tác những sản phẩm cao cấp, có độ bền với thời gian, đặc biệt là làm nhà gỗ bao gồm: đền thờ, nhà thờ tổ, chùa chiền… Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo. Tìm hiểu chi tiết về 04 loại gỗ trên: Gỗ Đinh ,  Gỗ Lim ,  Gỗ Sến ,  gỗ táu